
Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, cùng với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo các ngành hàng chủ lực, tỉnh Lào Cai còn có nhiều hỗ trợ, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm.
Tỉnh Lào Cai có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất cây dược liệu, là 1 trong 8 vùng trọng điểm về sản xuất cây dược liệu trên cả nước. Nhằm phát triển các nhóm cây dược liệu, đặc biệt là các loại dược liệu đặc hữu, dược liệu quý thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với du lịch và chương trình OCOP.
Tuy là tỉnh khó khăn, nhưng Lào Cai là một trong những tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới của cả nước. Tuy vậy, sau khi Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 được ban hành, tỉnh Lào Cai đã rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, và hầu hết các xã “rớt chuẩn” so với bộ tiêu chí mới, gây ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới của các địa phương, đặc biệt là các xã vùng cao, biên giới. Bài viết: “Gỡ nút thắt trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai” đề cập thực trạng này và giải pháp của địa phương để nâng chất cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Năm 2023, tỉnh Lào Cai được Trung ương giao trên 1.700 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó vốn đầu tư 873 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 829 tỷ đồng. Đến hết tháng 9, tỷ lệ giải ngân vốn mới đạt 45%. Tỉnh Lào Cai đang chỉ đạo quyết liệt nhằm giải ngân vốn của các Chương trình này.
Lào Cai là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chính vì vậy trong nhiều năm qua, Lào Cai luôn chú trọng phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú nhằm đảm bảo cơ hội học hành bình đẳng cho tất cả các em. Từ việc chú trọng phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú không chỉ giúp xóa mù chữ, xóa đói giảm nghèo mà còn tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Quế là một sản phẩm chủ đạo trong chiến lược phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung của tỉnh Lào Cai, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao. Nhằm nâng cao giá trị cây quế, sản phẩm từ quế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chú trọng phát triển các vùng quế hữu cơ theo chuỗi giá trị, hướng tới xuất khẩu.
Phân tích từ số liệu thống kê kinh tế 11 tháng năm 2023 -Doanh nghiệp Việt tăng cường hợp tác, phát triển bền vững- Xuất hiện hiện tượng “xuất siêu” tại Lào Cai.
Vì sao 3 năm liên tiếp chỉ số tăng năng suất lao động không đạt mục tiêu đề ra?- Phòng cháy chữa cháy để bảo vệ chính mình và toàn xã hội: Công tác phòng cháy tại các khu đông dân cư ở thành phố Lào Cai- Cảnh tượng hiếm thấy- tảng băng trôi lớn nhất thế giới dịch chuyển lần đầu tiên sau hơn 3 thập kỷ
Thống kê từ Cục Hải quan tỉnh Lào Cai cho thấy, sau nhiều năm cán cân xuất nhập khẩu, trên địa bàn mới nghiêng sang thế “xuất siêu”. Lũy kế đến hết ngày 31/10, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 750 triệu USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu vào trên 400 triệu USD, khiến cán cân nghiêng sang thế xuất siêu. Đây là hiện tượng sau nhiều năm mới ghi nhận.
Trong xu thế công nghiệp hóa hiện nay, phát triển công nghiệp xanh đang là lựa chọn của nhiều địa phương. Điều này không chỉ giúp cải thiện môi trường và phát triển cộng đồng bền vững hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và ở tỉnh Lào Cai là một ví dụ.
Đang phát
Live