Thống kê từ Cục Hải quan tỉnh Lào Cai cho thấy, sau nhiều năm cán cân xuất nhập khẩu, trên địa bàn mới nghiêng sang thế “xuất siêu”. Lũy kế đến hết ngày 31/10, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 750 triệu USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu vào trên 400 triệu USD, khiến cán cân nghiêng sang thế xuất siêu. Đây là hiện tượng sau nhiều năm mới ghi nhận.
Trong xu thế công nghiệp hóa hiện nay, phát triển công nghiệp xanh đang là lựa chọn của nhiều địa phương. Điều này không chỉ giúp cải thiện môi trường và phát triển cộng đồng bền vững hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và ở tỉnh Lào Cai là một ví dụ.
Xác định chuyển đổi số có vị trí quan trọng trong phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã không ngừng nỗ lực, xây dựng được hệ thống hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Đây là bước đi đột phá giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và người dân được tiếp cận với Internet, thúc đẩy chuyển đổi số thực chất, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, năm học 2023-2024 tỉnh Lào Cai cũng thiếu nguồn giáo viên trầm trọng. Hiện nay, dù năm học mới đã bắt đầu được hơn hai tháng, thế nhưng, Lào Cai vẫn đang thiếu hơn 1.400 biên chế cán bộ giáo viên theo định mức chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hơn 600 vị trí thiếu người làm việc theo chỉ tiêu năm học 2023 – 2024. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhiều giải pháp linh hoạt, bảo đảm cho công tác giảng dạy đã được ngành giáo dục tỉnh Lào Cai nỗ lực triển khai.
Dù dự báo gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ngành công nghiệp tỉnh Lào Cai vẫn đặt quyết tâm cán đích giá trị sản xuất công nghiệp đạt con số 51.000 tỷ đồng trước khi kết thúc năm 2023. Cơ sở để thực hiện được mục tiêu này là nỗ lực của ngành cũng như kỳ vọng vào những tín hiệu khởi sắc trong hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm.
Với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 7 triệu lượt, tăng 50% so với năm 2022 và tổng thu từ ngành du lịch ước đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2022. Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã không ngừng đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, phù hợp với thị thiếu và nhu cầu du khách, dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương như du sinh thái, thể thao mạo hiểm… đã tạo nên những đột phá cho ngành du lịch Lào Cai.
Tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) là hai địa phương láng giềng từ lâu đã có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp. Mối quan hệ ấy đang ngày càng sâu sắc thêm, là cơ sở tin cậy để hợp tác toàn diện, sâu rộng, cùng khai thông con đường thênh thang phía trước.
Rét đậm, rét hại kéo dài là một trong những thách thức đối với giáo dục vùng cao Lào Cai mỗi mùa đông đến. Tùy từng điều kiện và tình hình thực tế, mỗi đơn vị trường học sẽ có các giải pháp chủ động, linh hoạt trong việc chăm lo sức khỏe cho học sinh.
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có trên 60% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Địa phương có 10 xã lõi nghèo (tỷ lệ hộ nghèo trên 40%), tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Thực hiện Các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực, giúp đồng bào cải thiện sinh kế, có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Bài viết “Giảm nghèo ở vùng lõi nghèo Lào Cai” sẽ giới thiệu những mô hình hay, cách làm hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân ở địa phương còn nhiều khó khăn này.
Bộ đội biên phòng Hà Giang: Người thầy, người cha của những trẻ em nghèo - Giảm nghèo ở vùng lõi nghèo Lào Cai- Chuyện những người thầy bám bản- Lời nhắn từ hậu phương
Đang phát
Live