Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng chống dịch tại tỉnh Long An và tình hình sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.- Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý người đăng thông tin gây mâu thuẫn, kích động, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM.- Vượt lên trên những tác động bất lợi do đại dịch COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp đã lập kỷ lục đặc biệt khi có hơn 67.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường 6 tháng qua.- Colombia đã xác định được danh tính của 13 nghi phạm trong vụ ám sát Tổng thống Haiti, tất cả đều là cựu quân nhân nước này.- Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thống nhất đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia nhằm ngăn chặn các công ty trốn thuế.
Làm việc với Bộ Xây dựng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành phải thay đổi nhận thức, nâng tầm tư duy để phát triển.- Phải linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các điểm bầu cử ở địa bàn có dịch bệnh COVID-19, đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra an toàn, đạt kết quả cao nhất. Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.- Bắc Giang đang được đặt trong tình trạng báo động rất cao, vì vậy địa phương phải tăng tốc xét nghiệm, không cứng nhắc trong giãn cách xã hội. Đây là nhận định của Bộ Y tế và cũng là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc sáng nay với địa phương này. - Thêm một chủ Doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bị bắt giữ do liên quan đến vụ buôn lậu và sản xuất xăng giả do Phan Thanh Hữu và Nguyễn Hữu Tứ cầm đầu.- Mỹ sẽ xuất khẩu 80 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, đánh dấu lần đầu tiên nước này chia sẻ cho các nước số vắc xin vốn chỉ được cấp phép tiêu thụ nội địa.- Siêu bão mạnh nhất 30 năm qua đổ bộ vào Ấn Độ làm ít nhất 21 người thiệt mạng, hàng chục người khác mất tích.
Làm thế nào để những hành động XANH không chỉ là khẩu hiệu-phong trào, mà là những việc làm thiết thực, bền vững?- Sáng kiến làm việc trên núi ở Ấn Độ.- Thanh niên lập nghiệp ở làng Thạnh Mỹ, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Điều dưỡng là một nghề trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, tỷ lệ người già cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày càng lớn tại nhiều quốc gia đã và đang phát triển. Số lượng y tá và điều dưỡng tại các quốc gia đang rơi vào tình trạng đang quá tải, do vậy nhu cầu tuyển điều dưỡng là rất cao. Theo thống kê một số nước trên thế giới như Nhật Bản sẽ thiếu trầm trọng điều dưỡng viên trong 10 năm tới. Còn tại Đức, dự tính tới năm 2025 nước Đức cần 150.000 điều dưỡng viên và có thể tăng lên 350.000 điều dưỡng tới năm 2030 do sự già hóa dân số. Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Vấn đề thiếu nhân lực ngành Điều dưỡng có xảy ra không? Cử nhân Điều dưỡng ra trường có cơ việc làm như thế nào? Khách mời: - Tiến sĩ Phạm Văn Tân - Hiệu trưởng - Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. - Thạc sĩ Khúc Thị Hồng Anh: Trưởng Khoa Điều dưỡng.
- Kê khai tài sản theo quy định mới: Liệu có khắc phục triệt để căn bệnh hình thức?- Coi Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ, Mỹ sẵn sàng đối đầu!- Thực hiện trọng trách Chủ tịch các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á, nhiệm kỳ 2018-2021.- Nền tảng văn phòng làm việc trực tuyến Microsoft Mesh xoá bỏ ranh giới thực và ảo.
Thời điểm này nhiều người đã bắt đầu di chuyển lên thành phố tiếp tục công việc, các bác tài và quý vị thính giả chú ý giữ an toàn khi di chuyển trên đường và xin hãy nhường nhịn nhau nếu lỡ không may xảy ra va quẹt đầu năm.
- Thông qua các quy chế, chương trình làm việc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.- Từ 0 giờ sáng mai, các địa phương ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ bước vào đợt 2 lấy nước đổ ải vụ Đông xuân 2020-2021.- Tiền Giang họp khẩn để ứng phó diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn.- 70% doanh nghiệp Mỹ không có kế hoạch rút khỏi thị trường Trung Quốc, đồng thời khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên.- Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nối lại đàm phán về giải quyết tranh chấp hàng hải.
Xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những mục tiêu, chương trình trọng tâm của Chính phủ triển khai thực hiện. Thời gian qua, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều tốt nhất cho các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống trên nhiều phương diện, trong đó, có nội dung đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Nhìn lại giai đoạn 5 năm 2016- 2020 về hiệu quả chương trình đưa lao động huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài và triển vọng thị trường thời gian tới, đây là nội dung chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay. Khách mời của chương trình là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông, Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Trong những năm gần đây, công tác phát triển, đào tạo nhân lực của nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác Giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, phương thức giảng dạy, cơ cấu lao động còn chậm chuyển dịch… Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức để đầu tư thay đổi phương thức đào tạo nghề theo hướng chuẩn quốc tế. Khách mời là: ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội và ông Nguyễn Tiến Đông - Giám đốc Trung tâm đào tạo Công ty TNHH sản xuất và Kinh doanh Vinfast.
So với trước đây thì hiện nay người học có nhiều lựa chọn nơi đào tạo để học nghề theo mô hình đào tạo chuyển giao của nước ngoài. Sau khi học xong người học có cơ hội làm việc ngay tại Việt Nam hoặc học tập và làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt đào tạo nghề theo mô hình của Hàn Quốc được triển khai ngay tại Việt Nam được khá nhiều người quan tâm, tìm hiểu theo học. Khách mời là ông Bùi Kim Dương - Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Đang phát
Live