- Phân loại rác thải từ nguồn vào luật và tính tiền rác theo khối lượng thải ra là 2 trong số nhiều đề xuất được dư luận quan tâm trong dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi.- Lực lượng công an sẽ có mặt ở 3 vòng in sao đề thi tốt nghiệp THPT năm nay.- Việt Nam có doanh nghiệp sữa đầu tiên được xuất khẩu đến Liên minh kinh tế Á - Âu.- Trung Quốc và Ấn Độ đồng thuận trong việc hạ nhiệt căng thẳng giữa hai bên tại khu vực biên giới.- Ít nhất 3.000 trẻ em bị xâm hại tình dục trong Giáo hội Công giáo Pháp suốt 70 năm qua.
Việt Nam có nên công bố hết dịch hay không? Có lộ trình mở cửa với những đối tác kinh tế quan trọng như thế nào là nội dung được các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi tại Nghị trường Quốc hội và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước. Nước ta đã qua 61 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng thế giới nhiều nước đang ghi nhận làn sóng Covid-19 lần thứ 2. Hiện có hai luồng ý kiến. Một là mở cửa từng bước với các nước kiểm soát được dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng vẫn phải trên tinh thần kiểm soát dịch tốt. Và ý kiến thứ 2 là vẫn cần nên đóng cửa biên giới, cảnh giác cao độ khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 2. Để có thêm góc nhìn về nội dung này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Minh Phong cùng ý kiến của các Đại biểu Quốc hội.
Vừa tròn 2 tháng nước ta không xuất hiện ca nhiễm bệnh Covid-19 trong cộng đồng, trước luồng ý kiến mong muốn sớm mở cửa nền kinh tế để đảm bảo hồi phục nhanh, bên hành lang phiên họp Quốc hội, các đại biểu cho rằng cần hết sức cẩn trọng để bảo vệ thành quả chống dịch Covid-19, và tránh phải trả giá đắt. Phản ánh của phóng viên Lại Hoa, Nguyên Nhung:
- Thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14, các đại biểu đề nghị phát huy tinh thần chống dịch Covid-19 trong khôi phục tái cấu trúc phát triển kinh tế.- Liên kết để phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ.- Xuất hiện ổ dịch bạch hầu tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.- Kỷ niệm 20 năm, tuyên bố chung Hàn – Triều trước nguy cơ rạn nứt.- Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ cáo buộc bất đồng với Nga về tình hình Libya.- Từ hôm nay, biên giới giữa hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu chính thức mở lại, sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn chặn dịch Covid-19.
Quốc hội đã kết thúc 2 ngày thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018. Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch, các đại biểu Quốc hội cũng tập trung phân tích những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức và các giải pháp ổn định, phát triển kinh tế xã hội trước những tác động của dịch. Những nhận định đa chiều, đề xuất, hiến kế cùng Chính phủ với mục tiêu vượt khó, biến nguy thành cơ, chuyển cơ hội thành hiện thực.
Tuần qua là tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14 nhưng lại là tuần làm việc đầu tiên, Quốc hội họp tập trung tại Hội trường Ba Đình. Trong tuần họp tập trung này, Quốc hội thông qua hai hiệp định thương mại quan trọng và dành phần lớn thời gian thảo luận các vấn đề về kinh tế, xã hội. Những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức và các giải pháp được các đại biểu thẳng thắn phân tích đa chiều, dưới nhiều góc tiếp cận, đề xuất, hiến kế cùng Chính phủ với mục tiêu vượt khó, biến nguy thành cơ, chuyển cơ hội thành hiện thực. Đặc biệt, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đối với người yếu thế, khó khăn trong xã hội cũng được thảo luận sôi nổi tại nghị trường. Tổng hợp của phóng viên Vân Hồng:
Trên cơ sở đánh giá diễn biến những tháng đầu năm và tình hình dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp, chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận, năm 2020 không thể nào đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 6,8 -7% như mục tiêu đặt ra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân sách không thể thu được, thậm chí hụt thu hơn 100.000 tỉ đồng. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 cũng đặt Việt Nam đứng trước cơ hội lớn, đó là sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng và dòng dịch chuyển đầu tư nước ngoài nhằm tránh phụ thuộc vào một thị trường, như Trung Quốc, theo đó các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ là những địa điểm đón nhận. Và, Việt Nam có ưu thế với thương hiệu quốc gia cùng các quan hệ đối tác thương mại song phương, đa phương ở trình độ cao. Phải làm gì để tận dụng cơ hội này, cần có những thay đổi nào để phục hồi, phát triển kinh tế? Bên hành lang Quốc hội hôm nay, chúng tôi mời Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh đi tìm câu trả lời cho các vấn đề này.
- Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018. Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn giải pháp nào có thể ổn định, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trước tác động của dịch Covid-19.- Nhiều cán bộ Huyện ủy Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu bị kỷ luật do cấp đất sai quy định.- Cháy lớn tại Viện Điều tra, quy hoạch rừng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.- Việt Nam và Indonesia phát biểu chung tại Hội đồng Bảo an về tình hình Trung Phi, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất ổn an ninh thông qua các biện pháp toàn diện và dài hạn.- Anh chính thức khẳng định không xin gia hạn quá độ Brexit.
Nhiều thanh niên trong Tổ hợp tác Thanh niên ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã vươn lên làm giàu trên quê hương mình. Trung bình mỗi tháng Tổ hợp tác Thanh niên cung cấp ra thị trường hơn 300 tấn rau xanh các loại với thu nhập hàng chục triệu đồng cho mỗi thành viên. Bài của Tuấn Anh- Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Tây Nguyên đề cập.
Trong tuyên bố mới đây, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ khẳng định, thời kỳ tăng trưởng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Mỹ đã chính thức chấm dứt từ tháng 2 vừa qua. Nguyên nhân là đại dịch Covid-19 đã “nghiền nát” nhiều lĩnh vực từ hàng không, tiêu dùng, cho đến giải trí…, khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, ngay khi dự báo suy thoái được đưa ra, thị trường chứng khoán Mỹ lại bất ngờ lập đỉnh, khiến dư luận dấy lên hy vọng về những cơ hội có thể sớm phục hồi nền kinh tế đầu tầu thế giới. Bản chất cuộc suy thoái kinh tế của nước Mỹ giai đoạn này ra sao, đâu sẽ là những công cụ hiệu quả để nhanh chóng “cứu” nền kinh tế Mỹ? Khách mời là Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Trần Thanh Tuấn sẽ phân tích cụ thể.
Đang phát
Live