Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao về năng lực đối phó với đại dịch Covid 19 và nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm nay có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra. Thưa quý vị và các bạn! Để đạt được mục tiêu này, vai trò của doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Thực tế, bên cạnh những khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phát huy nội lực, tăng khả năng thích ứng để phát triển bền vững.
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã vận động và tạo mọi điều kiện để người dân chuyển đổi đất trồng ngô, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây mới có giá trị kinh tế cao như Hồng giòn không hạt, Lê Tai nung.... Các loại cây này đều đã được các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu, trồng thử nghiệm trước khi chuyển giao cho bà con nông dân. Những nương đồi cây trái trĩu quả cho thấy sự đổi thay trong phát triển kinh tế ở huyện 30a còn nhiều khó khăn này. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN thường trú Tây Bắc:
- Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lấy “cung” làm chủ đạo và đẩy mạnh “cầu” để khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế sau dịch Covid-19.- Bộ giao thông vận tải khẳng định, việc tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán 50 triệu USD để chạy thử tàu, phục vụ nghiệm thu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông là trái quy định hợp đồng và sẽ không được xem xét.- Người phụ nữ nhập cảnh từ Trung Quốc theo đường mòn, lối mở vào tỉnh Cao Bằng, sau đó đi Thành phố Hồ Chí Minh đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Sars-Cov-2.- Dự kiến vào chiều nay, sẽ có thêm 4 trường hợp mắc Covid-19 được điều trị khỏi và ra viện.- Anh và Liên minh châu Âu bước vào vòng đàm phán thương mại cuối cùng với nhiều khó khăn, trong đó có điều khoản của Hiệp ước dẫn độ mới hậu Brexit.- Sau làn sóng phản đối dữ dội ở cả Bắc Mỹ, châu Âu, New Zealand và Iran, phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ lan sang Thụy Sĩ, Australia với sự tham gia của hàng nghìn người.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
- Thấy gì từ con số giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách 5 tháng đầu năm cao nhất trong giai đoạn 2016-2020?- Mía Gia Lai và thách thức về hiệu quả kinh tế.- Diễn biến thị trường bất động sản sau dịch bệnh do Covid-19.
Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng 1/6, chúng tôi đã phát sóng phần đầu của loạt bài “Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” với nội dung “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”, nhìn lại tổng thể bức tranh về đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Rõ ràng là chỉ một con virus vô hình nhưng đã làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người dân và cả thế giới bị tác động bởi Covid 19. Trên thực tế, đại dịch này đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào và khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ra sao? Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Covid-19: Phép thử với sức chịu đựng của nền kinh tế”:
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu cho thành phố Hồ Chí Minh và 7 địa phương phía Nam trở thành một vùng kinh tế hùng cường vào năm 2035.- Các hãng bay trong nước đã khai thác toàn bộ mạng nội địa như trước dịch covid-19.- Bắc Giang chấp thuận cho nhập cảnh 300 thương nhân Trung Quốc sang thu mua vải thiều trong điều kiện đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch covid-19.
- Chính phủ đưa ra ba nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.- Đến nay, nước ta đã qua 44 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.- 103 tác phẩm sẽ được vinh danh tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2019 vào ngày 21/6 tới.- Ngư dân tỉnh Thừa Thiên Huế đánh cá trên biển phát hiện quả bom từ thời kháng chiến chống Mỹ nặng hơn 100 kg. Cơ quan chức năng đang khẩn trương lên phương án xử lý an toàn quả bom này.- Mỹ chính thức chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới do phản ứng của tổ chức này đối với đại dịch COVID-19.- Gần 40 quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới vừa phát động một sáng kiến nhằm chia sẻ các công cụ phòng chống dịch bệnh như vaccine, thuốc điều trị và thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán.- Liên minh châu Âu tuyên bố, quan hệ với Trung Quốc bị tổn hại vì luật an ninh Hong Kong, nhưng khẳng định trừng phạt không giải quyết khủng hoảng.
- Chính phủ ban hành Nghị Quyết phấn đấu thực hiện cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19.- Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bàn giải pháp khôi phục hoạt động du lịch trong nước, tiến tới khôi phục hoạt động du lịch quốc tế.- Quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục nóng khi Trung Quốc đưa ra hàng loạt lời cảnh báo mạnh mẽ liên quan đến luật an ninh Hong Kong.- Philippine thả hơn 22.000 tù nhân nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Đang phát
Live