-Cần cơ chế, ưu đãi cho nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế.-Doanh nghiệp cần hoạt động trở lại, trước khi khôi phục năng lực sản xuất kinh doanh.-Nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
- Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á điều chỉnh chiến lược chống Covid-19 để cứu nền kinh tế. - Malaysia và Campuchia triển khai chương trình tiêm chủng cho thanh thiếu niên và trẻ em dựa trên những đánh giá rủi ro.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chương trình thăm hữu nghị chính thức nước cộng hòa Cuba- Bộ Tư lệnh TPHCM bác bỏ thông tin lực lượng quân sự phối hợp với các cơ sở mai táng nhận tiền của gia đình bệnh nhân COVID19 tử vong để giao tro cốt sớm- Chính phủ Australia đối mặt với bài toán hóc búa là làm lành với Pháp sau khi qua mặt nước này trong thỏa thuận chế tạo tàu ngầm hạt nhân- Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh COVID19 toàn cầu trong tuần tới với mục tiêu đưa ra các tham vọng lớn hơn cho cuộc chiến chống đại dịch trên toàn cầu
Sự bùng phát của Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam. Nhằm kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, chỉ trong vòng 2 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những điểm nghẽn gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp, nhất là các thủ tục hành chính. Vậy, giải pháp nào để “Tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục cản trở hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế”?
Chiều nay 15/9, tiếp tục chuỗi hội nghị với 3 miền Bắc, Trung, Nam, Bộ Kế hoạch đầu tư Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. PV Xuân Lan đưa tin:
Tại chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” diễn ra tối (13/9), Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cung cấp nhiều thông tin về các tiêu chí an toàn để nới lỏng giãn cách xã hội và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Tiêm chủng đã giúp kinh tế phục hồi trở lại. Đó là nhận định của Ngân hàng Trung ương Pháp trong cuộc họp báo hôm qua (13/9). Cơ quan này cũng đưa ra những dự báo lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Pháp sau khi dịch bệnh tạm thời được khống chế.
Ngày mai 15/9 là dấu mốc của nhiều tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, xác định phải xong- kết thúc chuỗi công việc liên quan đến phòng chống dịch, để bước vào giai đoạn mới, dần “mở cửa” – đưa các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Đây là mong ước của người dân cả nước nói chung, hàng trăm nghìn doanh nhân, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể nói riêng, khi sức chống chịu đã tới ngưỡng vì dịch bệnh.
Doanh nghiệp kiên cường và lãnh đạo kiên tâm tăng cường quản trị rủi ro để vượt khó Covid-19.- Giải pháp mở cửa lại kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh dịch Covid-19.
Hàng hóa ứ đọng nhiều nơi, nhiều nơi có nhu cầu lại không thể cung ứng; Rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực ngừng hoạt động; Nhiều doanh nghiệp phá sản; Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng; Số ít duy trì được dây chuyền - đơn hàng xuất khẩu nhiều, khả năng sản xuất lại không tỉ lệ thuận vì thiếu nguyên liệu, thiếu lao động; Công ăn việc làm của hàng triệu người bị ảnh hưởng... Gần 2 năm Covid19 xuất hiện, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch lần thứ 4, tính bền vững của sàn an sinh, sức đề kháng của nền kinh tế đặt trong tình trạng báo động. Giải pháp nào cho thực trạng này – tránh “đóng băng” nền kinh tế? Các vị khách mời bàn luận, hiến kế trong chương trình là ông Nguyễn Quang Huân – Đại biểu Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Võ Trí Thành.
Đang phát
Live