Từng là cường quốc xuất khẩu của thế giới, song nền kinh tế Đức hiện đang có dấu hiệu bị chững lại. Trong hai quý liên tiếp, sản lượng kinh tế của Đức đều giảm xuống, khiến các nhà kinh tế gọi là “suy thoái kỹ thuật”. Trong quý gần đây nhất, tất cả các chỉ số kinh tế quan trọng đều cho thấy sự suy giảm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí còn dự báo Đức sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất trên phạm vi toàn cầu bị thu hẹp trong năm nay. Nhiều cuộc khủng hoảng gần đây đã bộc lộ những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của quốc gia này. Để tìm hiểu rõ hơn những “cơn gió ngược” đang làm lung lay vị thế cường quốc xuất khẩu của Đức, phóng viên Anh Tuấn – thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Nhận diện sự thật: Nhận diện mưu đồ lợi dụng vụ án “chuyến bay giải cứu” để chống phá Đảng, Nhà nước.- Mạnh giàu từ biển quê hương: Khát vọng xây dựng quốc gia giàu từ biển.- Lạng Sơn triển khai cấp cửa khẩu số thành Cửa khẩu thông minh: Thúc đẩy kinh tế biên mậu.- Những “cơn gió ngược” nào cản trở kinh tế Đức?
Đến năm 2030, Việt Nam phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển. Trong đó, Kinh tế hàng hải đứng thứ 2 theo thứ tự ưu tiên, sau nhóm ngành Du lịch và dịch vụ biển, trước nhóm ngành Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác… Đây là mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…Thực tiễn cho thấy, hệ thống cảng biển và logistics Việt Nam đã và đang góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước...
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sáng nay 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó Chính phủ nghe báo cáo và thảo luận về rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của các địa phương gửi đến các Đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc tại địa phương.
Vùng quê cách mạng với cứ điểm lịch sử Nà Sản và Ngã ba Cò Nòi, 70 năm sau giải phóng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã vươn lên trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La.
1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo đã bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Ngay sau đó, hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô này. Giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn các nguồn lợi chính là giải pháp để tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh, bền vững.
Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới… Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.
Ngày 4/8, tại Cần Thơ, Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm 2023 nhằm đánh giá kết quả thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm của Cụm và đóng góp ý kiến thông qua quy chế hoạt động, bình xét thi đua năm 2023. Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ.
“Cần có sàn giao dịch bất động sản của nhà nước để mọi giao dịch ở đó được quy định chặt chẽ hơn, người dân được tiếp cận thông tin minh bạch và được kiểm soát”. Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ ngành về việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), diễn ra sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ.
Đang phát
Live