Đầu tư cho khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Vậy nên câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp" sẽ được trao đổi với hai khách mời: PGS.TS. Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và phát triển công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và ThS. Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT Công ty Dược Thái Minh.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/05/2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIII của Đảng, ngày 16/07, Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, nhằm tổng kết công tác của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua, rút ra những bài học kinh nghiệm; đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới với phương châm: Đoàn kết- Dân chủ- Kỷ cương- Đổi mới- Sáng tạo- Phát triển”, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Chủ đề Đại hội lần này đề ra là “Đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phù hợp với xu thế vận động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”. Tin của phóng viên Tạ Lan.
- Hà Nội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Thủ đô thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á.- Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải đáp nhiều câu hỏi của khách hàng về tình trạng bị ghi sai chỉ số công tơ đo điện năng và hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến những tháng hè.- Dịch bệnh bạch hầu tại Tây Nguyên chưa có dấu hiệu được kiểm soát khi Đăk Lăk và Gia Lai phát hiện thêm thêm 4 ca mắc mới.- Dập tắt đám cháy lớn tại xưởng sản xuất mũ bảo hiểm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.- Cảnh sát Anh bắt giữ 2 người đàn ông bị tình nghi đe dọa đánh bom trên một chuyến bay từ Ba Lan tới Ailen, buộc máy bay phải chuyển hướng hạ cánh tại Anh.- Kỷ niệm 5 năm ngày ký thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1, quốc gia Tây Á chỉ trích Mỹ rút khỏi thỏa thuận lịch sử này, và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran khiến nền kinh tế nước này gặp rất nhiều khó khăn.
Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2020, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của ngành khoa học cho thấy, chúng ta mới chỉ có hơn 460 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và vài chục doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao- tức chỉ bằng khoảng 1/10 mục tiêu đã đề ra. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu, và liệu mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm nay liệu có đạt được?
- 6 tháng năm 2020, ngành nông nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng dương.- Làm gì để sản phẩm nông sản phát triển từ nay đến cuối năm?- Các tỉnh miền Trung nguy cơ cháy rừng do nắng nóng.- Vai trò của HTX trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Nhắc đến Viện nghiên cứu tâm lý người nghiện ma túy PSD nhiều người sẽ nhớ ngay đến anh Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy, người từng nghiện ma túy đầu tiên trên thế giới bảo vệ thành công để tài nghiên cứu khoa học: “Chống tái nghiện ma túy bằng trị liệu tâm lý”…Có được những thành công ngày hôm nay là 6 năm ngụp lặn trong khói thuốc ma túy và tiếp đó là gần 20 năm để làm lại chính mình, đó là những chia sẻ của anh Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD:
Với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ đang phát triển như Việt Nam, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới được xem là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, hoạt động chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Vậy đó là những khó khăn gì và giải pháp nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thành công?
Nửa thế kỷ làm công tác nghiên cứu khoa học, hơn 20 năm làm doanh nhân, bà đã xây dựng được một thương hiệu sơn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bà thuộc nhóm hiếm hoi các nhà khoa học thành công cả trong kinh doanh. Người phụ nữ đã qua tuổi "thất thập" ấy vẫn ngày ngày dành cả chục tiếng đồng hồ trong phòng nghiên cứu. Tập đoàn do bà đứng đầu không những khẳng định thương hiệu Việt, mà còn có những đóng góp lớn lao cho xã hội khi đã trao cho hàng ngàn cá nhân và tập thể trên khắp cả nước các giải thưởng giá trị, với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Người mà chúng tôi muốn giới thiệu trong Chuyện đêm hôm nay là: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe - Chủ tịch tập đoàn Sơn KOVA.
Để đạt được mục tiêu hình thành cộng đồng, hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ, ngày 1/2/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 13 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019; ngoài ra Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu đề ra vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, rất cần sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, ngành trong ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ...
- Phóng sự tài liệu đặc biệt, nói về những câu chuyện, những lát cắt quá trình miệt mài nghiên cứu của các nhà khoa học ở Học viện Quân y suốt 1 tháng liên tục để cho ra đời bộ sinh phẩm chẩn đoán Covid-19.- Tập thể dục miễn phí: Nỗ lực hình thành lối sống “yêu thể thao” ở thành phố New York, Mỹ.- Khẩu trang và áo tắm 3 mảnh - Xu hướng thời trang mới của thế giới hậu Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live