Thưa quý vị! Tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) của Việt Nam thời gian qua đã tăng nhiều. Minh chứng là số công bố quốc tế của chúng ta trong năm 2020 tiếp tục tăng. Rồi năm 2020, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng cao trong bảng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, khi đứng ở vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế, dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Chưa kể, năm 2020, KHCN và đổi mới sáng tạo cũng đóng góp quan trọng trong việc giúp Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương 2,91%- là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, như nhận định của các chuyên gia, hoạt động KHCN ở nước ta vẫn còn nhiều bật cập và cần thêm nhiều chính sách đột phá, để thời gian tới, KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đây cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ 8.- Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch yêu cầu tỉnh Hà Giang làm rõ thông tin công trình điểm dừng nghỉ trên đỉnh Mã Pì Lèng bề thế hơn cả trước khi bị yêu cầu sửa chữa.- Thế giới đang đón một mùa Giáng sinh và lễ hội cuối năm rất khác so với mọi năm vì đại dịch COVID-19.- Các nhà lãnh đạo thế giới cũng gửi tới người dân những thông điệp đặc biệt, mang theo sự khích lệ, động viên người dân hướng đến những điều tốt đẹp hơn ở phía trước.- Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận hậu Brexit ngay trước thời hạn chót, như một món quà gửi tới người dân Anh và châu Âu trước thềm Giáng sinh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học. Giảng viên Nguyễn Thị Lệ Hằng ở Khoa Kinh tế và Kế toán (Trường Đại học Qui Nhơn- Bình Định) tuổi đời còn trẻ nhưng rất tâm huyết với việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp. Mời quí vị và các bạn cùng phóng viên Mai Hồng gặp gỡ và lắng nghe những tâm sự của nữ giảng viên giàu nhiệt huyết này:
Trong dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đều nhấn mạnh nội dung tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Nếu như thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục là ba khâu đột phá được xác định, thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, được xác định sẽ tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho đất nước ta thời gian tới. Chắc chắn đây là chủ trương đúng đắn, bởi không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều đang hướng đến. Nhưng, câu hỏi lớn lại là- làm sao để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.
- Đến bao giờ mới chấm dứt nạn “loạn” văn bằng, chứng chỉ?- Đằng sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran là gì?- Kiểm soát chất lượng cùng Người tiêu dùng "mua sắm an toàn" trong Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam.
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Nghệ An và đón bằng di tích Quốc gia đặc biệt.- Bộ Y tế thông báo khẩn về trường hợp lây nhiễm từ người cách ly ở Thành phố Hồ Chí Minh.- UBND tỉnh Gia Lai thanh tra công trình thủy lợi gần 120 tỷ đồng chưa nghiệm thu đã hư hỏng.- Phát biểu tại tang lễ nhà khoa học hạt nhân Fakhrizadeh vừa bị ám sát, Bộ trưởng Quốc phòng Iran cho biết, chính phủ nước này quyết định tăng gấp đôi ngân sách để tiếp tục sự nghiệp dang dở của ông.- Indonesia sơ tán hàng nghìn người do núi lửa hoạt động.
Sáng nay, tại Hà Nội, diễn ra lễ Khai mạc Hội nghị Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN- CAFEO 38 do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đăng cai tổ chức trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN- AFEO. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự và phát biểu khai mạc hội nghị. Tin của phóng viên Tạ Lan.
Không chỉ giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) 2020 mà Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội còn xuất sắc xếp hạng 4 thế giới, với số điểm bài thi đạt 36/42 điểm và làm trọn vẹn 5/6 bài toán của kì thi Toán học quốc tế năm nay. Ngô Quý Đăng là học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam giành được huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế. Em cũng là học sinh lớp 10 duy nhất lọt vào danh sách 6 học sinh Việt Nam dự thi Kỳ thi Toán học quốc tế. Kết quả của Quý Đăng cũng góp phần giúp đội tuyển Việt Nam xếp hạng thứ 17 trên tổng số 105 đội tuyển dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm nay. Phóng viên Thu Hiền trò chuyện với bạn Ngô Quý Đăng để nghe cách học cách làm bài thi đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic năm nay.
Tối 25/9, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ trao giải sáng tạo Khoa học-Công nghệ và khởi nghiệp đổi mới năm 2020 cho 54 tác giả trên địa bàn tỉnh. Từ các ý tưởng sáng tạo khoa học công nghệ, những sản phẩm khoa học đã có thể ứng dụng vào thực tiễn. Cũng từ các ý tưởng sáng tạo, đã kích hoạt được tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo nên các starup thành công và góp phần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thật sôi nổi. Phản ánh của CTV Quốc Khánh.
Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta dễ nhận thấy cuộc đua để sản xuất sớm vắc-xin nhằm kiểm soát dịch bệnh đang được các quốc gia, tập đoàn dược phẩm đầu tư với quy mô chưa từng có. Các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua đó. Tại sao Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19? Những thách thức mà các nhà khoa học của chúng ta đang phải đối mặt là gì? Cần làm gì để sớm thấy được ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc đua tìm ra vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người trên toàn cầu? Cùng bàn luận về những câu hỏi này, khách mời là TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (gọi tắt VABIOTECH), thuộc Bộ Y tế - 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live