
- Để công tác thi đua khen thưởng đi vào thực chất: Tránh tình trạng “khen thưởng từ trên xuống.- Cuộc khủng hoảng rác thải đô thị Hà Nội liệu đã đến hồi kết?.- Bầu cử Tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn nước rút trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường.- Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Chậm chi trả cho lao động tự do thủ tục còn quá rườm rà.- Đức phát triển công nghệ phát hiện Covid-19 thông qua tiếng ho
Một trong những tâm điểm chú ý của ngoại giao quốc tế trong tuần là mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa, chỉ trích, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo một loạt chính sách mới trong quan hệ với Trung Quốc như việc Mỹ sẽ tước quy chế ưu đãi đặc biệt dành cho đặc khu Hong Kong, xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và hạn chế cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc...Những động thái này dự báo mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ càng lún sâu hơn vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, lần đầu tiên, một hội nghị trực tuyến của Hội đồng Y tế thế giới thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tổ chức trong 2 ngày 18 và 19/5. Đặc biệt, sự kiện diễn ra giữa những căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh đại dịch Covid-19, mà theo Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo, “các nước đang theo đuổi những chiến lược khác nhau, đôi khi mâu thuẫn và tất cả thế giới đang phải trả giá đắt cho điều này”. Chưa bao giờ, thách thức về sự đoàn kết và vai trò dẫn dắt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại trở nên cấp bách như hiện nay.
- Chương trình giao lưu nghệ thuật "Đẹp nhất tên Người" nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc mới Covid-19 từ Nga về nước, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không lây ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này đã qua 31 ngày, nước ta không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.- Chính phủ mới của Israel tuyên thệ trước Quốc hội, chấm dứt thời gian dài khủng hoảng chính trị ở nước này.- Hơn 60 quốc gia ủng hộ đề xuất điều tra độc lập về dịch Covid-19 của Australia.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Trung Quốc, những tác động mà dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế thế giới nghiêm trọng hơn rất nhiều khủng hoảng tài chính năm 2008 và thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc chính là những tác động đến từ bên ngoài. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin.
Dịch bệnh Covid-19 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu với những hệ lụy khôn lường. Cho đến thời điểm hiện tại, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 110 nghìn người trên khắp thế giới, phá vỡ nhịp sống bình thường, hủy hoại sinh kế của một bộ phận không nhỏ cư dân trên Trái đất, làm chao đảo các thị trường và gây tổn hại không nhỏ cho các nền kinh tế khắp toàn cầu. Hơn thế, đại dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát còn được nhận định có thể làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Để giúp quý vị rõ hơn câu chuyện này, Biên tập viên Thu Hà trao đổi với chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Lộc Thị Thủy, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
KHÔNG GỬI VĂN BẢN
Đang phát
Live