
Đại diện của 57 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đã đến Pakistan tham dự hội nghị do Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tổ chức nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan. Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay để thảo luận về tình hình Afghanistan kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền tại nước này hồi tháng 8 vừa qua. Hiện chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính quyền mới ở Afghanistan do Taliban đứng đầu và các nỗ lực ngoại giao đều đang bế tắc trong việc tìm cách đưa các khoản trợ cấp nhân đạo đến nước này mà không trở thành các khoản tài trợ cho chính quyền Taliban. Liên hợp quốc cũng đã nhiều lần cảnh báo Afghanistan đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng khẩn cấp nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới do cùng lúc khủng hoảng cả về thực phẩm, nhiên liệu và tiền mặt. Tại hội nghị này, các bên kỳ vọng sẽ đưa ra được các đề xuất, giải pháp nhằm tháo gỡ khủng hoảng nhân đạo cho Afghanistan. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN khu vực Nam Á phân tích nội dung này.
Cuộc khủng hoảng của đại dịch Covid-19 đang khiến khu vực Trung Đông thiếu lương thực và nhiều người rơi vào đói nghèo. Tác động này cũng khiến cho tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi bị ảnh hưởng nặng nề.
Hãy soi mình trong 19 điều Đảng viên không được làm.- Từ đầu năm 2022, phải thanh toán chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước qua kho bạc.- Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung Quốc: Thiết lập giới hạn cạnh tranh.- Sau một tháng sản xuất trở lại trong trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp tại Tp.HCM liệu còn cảnh “khủng hoảng lao động” do người lao động ồ ạt về quê tránh dịch?- Nhiều trường đại học tại Mỹ đưa công nghệ chuỗi khối vào chương trình học chính thức.
Cuộc khủng hoảng di cư ở khu vực biên giới Ba Lan – Bê-la-rút đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng nghìn người từ Syria, Iraq và một số quốc gia Trung Đông khác vẫn đổ về khu vực này để tìm cách vào châu Âu. Trong khi đó, Bê-la-rút tuyên bố các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu khiến nước này không còn khoản tiền cần thiết để ngăn chặn dòng người di cư. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin vừa tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng di cư này. Sự lên tiếng của Nga được thế giới đặc biệt quan tâm, bởi trước đó, Nga từng là quốc gia bị các nước châu Âu chỉ trích vì có liên quan đến việc người di cư đổ về biên giới Ba Lan – Bê-la-rút, dù Nga kiên quyết bác bỏ. Vậy Nga thực sự có vai trò như thế nào trong câu chuyện này? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga cùng lý giải vấn đề này.
Trong tuần, cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới Belarus - Ba Lan đang diễn biến càng lúc càng căng thẳng. Cuộc khủng hoảng không chỉ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương mà còn đang làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU).
Dư luận khu vực và toàn cầu những giờ qua tiếp tục lên án vụ ám sát hụt nghiêm trọng nhằm vào Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi cuối tuần trước ngay tại nhà riêng. Giới phân tích cảnh báo, hành động khủng bố “táo tợn” và nguy hiểm này có thể sớm đẩy Iraq rơi vào cảnh bạo loạn và khủng bố, thậm chí là một cuộc đảo chính chống lại hệ thống hiến pháp. Đáng nói, sự việc xảy ra khi làn sóng biểu tình tại Baghdad đang có xu hướng biến thành bạo loạn nhằm phản đối kết quả bầu cử Quốc hội vừa diễn ra tại Iraq hồi tháng 10 vừa qua. Vậy những nguy cơ nào đang chờ đợi Iraq và Nhà lãnh đạo Mustapha?
Bị nhân viên tố cáo, gặp khủng hoảng truyền thông hay phải ra điều trần..., “gã khổng lồ” Facebook không phải chưa từng trải qua những rắc rối này trong quá khứ. Thế nhưng, khi tất cả ập đến cùng lúc với mức độ nghiêm trọng hơn nhiều, thì có vẻ như Facebok đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử 17 năm tồn tại của công ty, kể từ khi thành lập năm 2004. Mới nhất, cũng với con số 17 - nhưng là 17 cơ quan báo chí, truyền thông lớn nhất của Mỹ đã tuyên bố sẽ hợp tác công bố những nội dung bất hợp pháp trong tài liệu nội bộ 1.000 trang phơi bày những mặt trái của Facebook.
Thế giới hiện đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, mang tính chất đặc thù và phức tạp hơn. Những ngày gần đây, giá năng lượng, giá khí đốt và giá điện hiện đang tăng đồng loạt tại khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Hệ quả là tình trạng mất điện diện rộng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc, châu Mỹ, trong khi châu Âu phải đối mặt với việc thiếu hụt xăng dầu, khí đốt. Riêng tại châu Âu, giá khí đốt tại châu lục này đã tăng vọt 170% kể từ đầu năm nay. Nhiều chuyên gia cảnh báo các nước châu Âu sẽ đối mặt với tình trạng mất điện trong những tháng mùa Đông và các nhà máy của Trung Quốc có thể đóng cửa. Đây là kịch bản nguy hiểm với ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 và gây ra lạm phát cao hơn.
Khủng hoảng kinh tế, y tế, cùng nạn đói và khủng bố có thể “nhấn chìm” đất nước Afghanistan. Điều này buộc Taliban – lực lượng đang kiểm soát đất nước phải đẩy mạnh các cuộc đối thoại với thế giới, trong đó đáng chú ý là các cuộc gặp đang diễn ra tại Doha, với Mỹ và Liên minh châu Âu. Trong khi, Liên Hợp Quốc hối thúc thế giới hành động, bơm tiền vào nền kinh tế Afghanistan kêu gọi Taliban phải giữ lời hứa.
Hàng loạt nhà máy Trung Quốc phải hạn chế hoặc thậm chí là tạm ngừng hoạt động vì thiếu điện, cuộc khủng hoảng nhân công tại Anh trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang lao đao vì tình trạng tắc nghẽn và chi phí vận chuyển leo thang. Điều này đang tác động không nhỏ đến sức phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lại các chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Đang phát
Live