Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 28 theo hình thức trực tuyến.- Tiếp tục kỳ Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15, sáng nay Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội; giáo dục và đào tạo.- Mưa lớn tại các tỉnh Trung bộ để dọa an toàn hồ đập.- Hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc bất ngờ ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu.- Liên minh châu Âu mở rộng các lệnh trừng phạt đối với Belarus với cáo buộc nước này khuyến khích người di cư Trung Đông và châu Phi vượt biên.
Vì sao người dân vẫn hiếu kì, tụ tập xem bắt cướp, gỡ bom… bất chấp nguy hiểm?- Hà Lan mở cửa bảo tàng đặc biệt nhất thế giới trưng bày toàn bộ các bộ sưu tập mà bảo tàng sở hữu.- Câu chuyện về Dự án dạy boxing tự vệ cho trẻ em nghèo ở Brazil.- Lời ru những dòng sông – Sáng kiến sử dụng âm nhạc kể chuyện biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thế giới-COP26, đang diễn ra ở Anh, Ấn Độ, một trong ba nước có lượng khí phát thải gây ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới vừa đưa ra cam kết đến năm 2070, nước này sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Đồng thời sẽ giảm 45% cường độ carbon của nền kinh tế vào năm 2030. Tuyên bố này của Thủ tướng Ấn Độ đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận khi mà ngay trước khi khai mạc COP26, nước này đã từ chối công bố mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0. Vậy, những cam kết đầy tham vọng của Ấn Độ có ý nghĩa như thế nào với thế giới trong bối cảnh COP26 chính là cơ hội cuối cùng và tốt nhất để cứu hành tinh?
Chuẩn bị tâm lý và điều kiện an toàn cho trẻ sẵn sàng quay trở lại trường học.- Lắng nghe khúc nhạc của cây.- Tâm huyết xây dựng thương hiệu cho làng nghề ở xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.- Madagascar-nơi duy nhất trên thế giới có nạn đói không phải do xung đột mà do biến đổi khí hậu toàn cầu.- Bóng đá châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình về chính sách phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế tập thể, hợp tác xã.- Dự Hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Vương Quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu; đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Tọa đàm chuyên gia về xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Hà Nội sẵn sàng các tình huống khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để có sự chuẩn bị cao hơn, không bị động, bất ngờ.- U23 Việt Nam và U23 Myanmar đang gặp nhau trong trận quyết định ngôi nhất bảng I vòng loại U23 châu Á 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng hơn 120 nguyên thủ quốc gia dự Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu, tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen.- Từ đầu năm tới, giá bán lẻ xăng, dầu trong nước mỗi tháng điều chỉnh ba lần, tức 10 ngày một lần thay vì 15 ngày như hiện nay.- Để tăng cường phòng chống dịch COVID 19, Hà Nội yêu cầu đám cưới và tang lễ không tập trung quá 30 người cùng một thời điểm.- Nga có thể kéo dài thời gian giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19 khi số ca mắc mới tăng cao kỉ lục.- Căng thẳng giữa Pháp và Anh tạm thời hạ nhiệt khi Pháp tạm hoãn 1 ngày thời hạn dự kiến áp dụng các biện pháp trừng phạt với Anh vì các tranh chấp về giấy phép đánh bắt cá trong vùng biển của Anh, nhằm cho các bên thêm thời gian đàm phán.- Bài bình luận về giải pháp giảm ùn tắc giao thông đô thị: “Làm sao thoát cảnh “tít mù rồi lại vòng quanh?”
Những ý kiến xung quanh đề xuất thu phí ô tô vào Hà Nội.- Câu chuyện về Bóng đá Châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.- Kỹ sư nông nghiệp biến cây dại thành sản phẩm OCOP 4 sao.
- Việt Nam - Lào: Giữ lửa trong mọi lĩnh vực hợp tác với điểm nhấn là hợp tác vùng biên - Thanh niên Việt Nam nỗ lực hành động chống biến đổi khí hậu - Cuộc thi tìm hiểu “Biên cương Tổ quốc tôi”
Một trong những sự kiện quốc tế đa phương đáng chú ý diễn ra tuần này là Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ đô Rome, Italia. Phiên họp kéo dài 2 ngày, hôm qua và hôm nay là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của G20 kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Diễn ra ngay trước thềm hội nghị COP 26 về biến đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh G20 không vì thế mà bị lu mờ khi hàng loạt vấn đề cần sự đồng thuận của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Covid-19, biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, thuế tối thiểu toàn cầu hay xóa nợ cho các quốc gia nghèo… Những nội dung nổi bật nào đạt được sự đồng thuận ở Hội nghị quan trọng này? Những vấn đề gì còn tồn tại của cơ chế G20?
Đang phát
Live