Làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam - Gareth Ward hôm nay (19/5) về các nội dung liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (COP26), Bộ trưởng Công Thương - ông Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng do Vương quốc Anh khởi xướng nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung năng lượng quốc gia. Đồng thời khẳng định, trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển rất mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió và coi trọng việc sử dụng hiệu quả năng lượng.
Giáo hoàng là người có ảnh hưởng lớn về đạo đức có thể làm thay đổi quan điểm của cộng đồng trong cuộc chiến chống tình trạng ấm nóng toàn cầu hiện nay và ông nên tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), dự kiến diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới. Đây là nhận định của đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry hôm qua (15/5), sau cuộc gặp Giáo hoàng Francis.
Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp, những đổi mới sáng tạo để giúp người dân thích ứng tốt hơn nữa, đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà ở, sinh kế cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. - “Phát triển mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong Chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến đã kết thúc với hàng loạt cam kết của lãnh đạo thế giới cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải nhà kính nhằm khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C. Tuy nhiên, giới chức các nước cũng cảnh báo, chỉ cam kết thôi là không đủ và toàn thế giới phải hành động ngay lập tức.
Do ảnh hưởng của thời tiết và dòng chảy từ thượng nguồn cùng tác động của thủy triều, những tháng đầu năm 2021 tại ĐBSCL, đã xảy ra tình trạng mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hiện đã vào cuối mùa khô, nhìn tổng thể, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong cả mùa khô 2021 tại ĐBSCL chỉ xảy ra cục bộ, tuy nhiên, bài toán chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước vẫn là vấn đề đặt ra về lâu dài để phát triển ĐBSCL một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, theo lời mời của Tổng thống Hoa kì Joe Biden.- Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động ngoại giao trong khuôn khổ Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN, tại Indonesia.- Họp trực tuyến với các tỉnh biên giới Tây Nam, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sẽ hỗ trợ cách ly, xét nghiệm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn muốn về nước, không để vì lý do khó khăn mà nhập cảnh trái phép.- Số ca nhiễm covid 19 tại Lào trong 24 giờ qua vượt qua tổng số ca mắc trong cả một năm. Trong khi đó, Campuchia ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19 lần thứ 3.- Thị trường tiền ảo “lao dốc” trước thông tin tăng thuế với lĩnh vực đầu tư tài sản kỹ thuật số của Mỹ.
- Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, tối 23/4 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Joe Biden và nhiều nguyên thủ các nước sẽ có bài phát biểu tại Phiên họp quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động Khí hậu".- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao nước ta bắt đầu tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Indonesia. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021-2023 có thể đạt 6,76% một năm.- Miền Bắc và miền Trung chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng thứ hai với nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 độ C. Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn ở khu dân cư và cháy rừng ở các tỉnh Trung bộ.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến công khai về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine.- Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, sẵn sàng đón chào Tổng thống Ukraine đến Moscow để tham gia các cuộc đối thoại hòa bình tại khu vực Donbass, nhằm chấm dứt xung đột.
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch an toàn sẽ giúp du lịch Việt Nam tiếp tục phục hồi, vươn lên mạnh mẽ.- Xả trạm thu phí nếu ùn tắc kéo dài trong dịp nghỉ lễ.- Hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội Nga.- Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu diễn ra từ ngày mai do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì là cơ hội để các nước tiếp tục đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn về chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong tuần, một sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu diễn ra trong 2 ngày - 22 và 23/4 theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sự kiện này đánh dấu cam kết mạnh mẽ cũng là tham vọng lớn của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vốn được ông Biden chú trọng trong quá trình tranh cử Tổng thống.
Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế "năng lượng xanh". Một nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.
Đang phát
Live