Giảm dần phân, thuốc hóa học, chuyển đổi sang canh tác hữu cơ đang trở thành xu hướng ở miền núi tỉnh Khánh Hòa. Xu hướng này bắt đầu thay đổi tư duy của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tạo đầu ra bền vững cho nông sản.
Các ngành, địa phương ở tỉnh Khánh Hòa đang đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là giải pháp để nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhiều sản phẩm ở miền núi tỉnh Khánh Hòa vừa được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Việc chế biến sâu, phục vụ du lịch đang trở thành hướng đi mới trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản miền núi, góp phần bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết thúc năm 2023, GRDP của tỉnh Khánh Hòa ước tăng 10,35%, đứng thứ 4 cả nước và là năm thứ hai dẫn đầu khu vực miền Trung. Tỉnh Khánh Hòa đang có những bước đi vững chắc để đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, những hạn chế nội tại của kinh tế địa phương cũng được nhận diện và từng bước cơ cấu lại.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Diễn đàn chính sách địa phương chuyên đề "Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư". Theo đó, Diễn đàn dự kiến diễn ra ngày 27/12/2023, đây là dịp để tỉnh Khánh Hòa học tập kinh nghiệm các địa phương khác trong công tác giải phóng mặt bằng.
Chiều nay (14/12), tại kỳ họp chuyên đề, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Sữa học đường tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Theo đó, từ năm 2024-2030, tất cả trẻ em đang theo học tại các nhà trẻ, trường mầm non tại 2 huyện miền núi này sẽ được hỗ trợ uống sữa tại trường, với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng.
Nhiều chung cư cũ ở thành phố Nha Trang đang xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng không có kinh phí để khắc phục, sửa chữa. Đây là vấn đề nóng được đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa chất vấn Chủ tịch UBND tỉnh tại Kỳ họp thứ 12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa 7 vừa diễn ra.
Sáng nay (7/12), Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khai mạc Kỳ họp thứ 12, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Năm 2023, tổng sản phẩm xã hội GRDP của tỉnh Khánh Hòa ước tăng 10,35%, là năm thứ 2 dẫn đầu các tỉnh khu vực miền Trung. Đây là thông tin nổi bật được nêu ra tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Khánh Hòa.
Các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội nêu rõ, tỉnh Khánh Hòa còn bất cập khi chênh lệch phát triển trong nội tỉnh còn cao; nguy cơ tái nghèo cao, nhất là tại những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; chú trọng phát triển nhanh và bền vững vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với phát huy bản sắc văn hóa, giá trị tài nguyên bản địa, có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, đại đoàn kết các dân tộc.
Hơn 20 năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã xác định tập trung đầu tư phát triển 2 huyện miền núi theo hướng toàn diện. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến cuối năm 2023, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành gần 20 Nghị quyết đầu tư phát triển cho khu vực này, mục tiêu mỗi năm giảm khoảng 7% số hộ nghèo, đưa 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo bền vững vào năm 2025. Bài 1 với nhan đề "Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc đối với đồng bào dân tộc thiểu số".
Đang phát
Live