Mùa tuyển sinh năm nay, các trường đại học tiếp tục mở rộng thêm nhiều hình thức xét tuyển, trong đó nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Nhóm các trường y, dược thì chủ yếu vẫn xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và hiện một số trường cũng đang tính đến thay đổi cách đánh giá đầu vào đối với thí sinh. Tuy vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, không nhất thiết mỗi lĩnh vực tuyển sinh lại phải tổ chức kỳ thi riêng.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - thời điểm khoá đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp. Dự thảo sẽ được đưa ra để lấy ý kiến công luận trước khi công bố chính thức. Đáng chú ý, từ năm 2025, thí sinh học chương trình THPT dự kiến sẽ thi tốt nghiệp 6 môn, trong đó 4 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử; cùng với 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Dự kiến kỳ thi có thể diễn ra trên máy tính với một hoặc tất cả các môn thi trắc nghiệm, riêng môn Ngữ văn vẫn thi tự luận trên giấy. Nếu phương án thi này được thông qua thì trong khoảng 10 năm (2015-2025), kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam có ba lần thay đổi. Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích: Xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Năm 2020, khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, kỳ thi THPT quốc gia được đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, các trường ĐH vẫn có thể dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển… Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều ý kiến cho rằng cần tổ chức một kỳ thi thật nhẹ nhàng, phù hợp với mục đích của kỳ thi. Vậy phương án nào cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
Từ ngày (20/3 đến ngày 24/3), người lao động ở Hà Nội muốn đăng ký tham dự Kỳ thi tiếng Hàn năm 2023 để sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian tới, có thể đến đăng ký tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, ở số 215 Trung Kính, Cầu Giấy trong giờ hành chính.
Mùa tuyển sinh 2023 nhiều trường đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu xét tuyển đầu vào hệ chính quy. Với các học sinh sẽ dự thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm nay, việc tham gia kỳ thi riêng của các trường là một giải pháp để tăng cơ hội trúng tuyển vào trường, ngành yêu thích. Hiện các trường đã công bố thời gian tổ chức các kỳ thi riêng, trong đó đợt thi sớm nhất bắt đầu vào tháng 3 tới.
Thời điểm này, một số trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023, trong đó đưa ra mốc thời gian tổ chức các kỳ thi riêng để học sinh lớp 12 nắm các thông tin và có kế hoạch đăng ký cũng như ôn tập thật tốt. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh lớp 12 sẽ bước vào giai đoạn thi cử tại các kỳ thi riêng để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, dự kiến mùa thi sẽ được bắt đầu từ tháng 3 năm sau.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay có chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn” với khách mời là bà Phạm Ngọc Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ông Kang Byung Joo –Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, khoảng trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung, và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình với chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn”.
Từ ngày 19/7 tới đây, Bình Dương sẽ yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động nếu không đảm bảo phòng dịch. - Xuất hiện những vướng mắc khi triển khai gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ trong Nghị quyết số 68 của Chính phủ ở tỉnh Khánh Hòa.- Thí sinh không thể hoàn thành thi đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay sẽ được dự thi ở đợt tiếp theo.- Mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng tại Đức, Bỉ và Hà Lan.- Hàng nghìn nhà khoa học đánh giá nước Anh "đe dọa thế giới" khi gỡ mọi hạn chế phòng dịch COVID19 vào ngày 19/07 tới đây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thường trực giữa Chính phủ với 27 địa phương phía Nam về công tác phòng, chống dịch COVID-19.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Trong đó kịch bản lạc quan nhất, dịch kiềm chế được trong tháng 8 thì GDP năm nay có thể đạt 6,2%.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án các môn thi trắcnghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đang ở giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ ba.- Taliban và chính phủ Afganistan gấp rút đàm phán hòa bình nhằm ngăn ngừa một cuộc nội chiến.
Gần 1 triệu thí sinh của cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm nay – kỳ thi mang tính quyết định sau 12 năm miệt mài đèn sách. Đây là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều địa phương đã phải xây dựng kế hoạch, kịch bản xử lý các tình huống, thực hiện diễn tập tại điểm thi; đồng thời chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật lực, các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, an ninh trật tự, an toàn giao thông… Việc chuẩn bị kịch bản cho các tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi, đảm bảo sao cho tất cả đều an toàn, an tâm trong phòng chống dịch bệnh là việc làm hết sức thiết thực.
Đang phát
Live