Bão số 5 quét qua tỉnh Thừa Thiên Huế khiến gần 21.300 nhà dân bị tốc mái, 1 người chết, 95 người bị thương, nhiều trường học, công trình bị hư hại. Sau bão số, sự cố mất điện trên diện rộng, cây xanh ngã đổ ở thành phố Huế, các tuyến giao thông đi các huyện, thị xã tắc cục bộ… khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. PV Lê Hiếu tại Miền Trung phản ánh.
Bão số 5 quét qua tỉnh Thừa Thiên - Huế làm 1 người chết do bị cây đổ lên người; 95 người bị thương, gần 7.000 nhà dân bị sập, tốc mái…. Sau khi bão số 5 đi qua, các lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung khắc phục hậu quả, giúp dân sửa chữa lại nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống. Phản ánh của PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung.
Như Đài TNVN đã thông tin, ngày hôm qua (13/9), Bộ Giao thông Vận tải có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị thuộc bộ và Sở Giao thông Vận tải 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dỡ bỏ quy định giãn cách trên các phương tiện vận tải hành khách xuất phát từ Đà Nẵng. Trong khi đó, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn thực hiện một số quy định hết sức máy móc đối với người đến từ Đà Nẵng gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều người cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tự “ngăn sông cấm chợ”. PV Đài TNVN tại miền Trung phản ánh:
Khu phố cổ Bao Vinh nằm cách trung tâm thành phố Huế 3km, từng là một thương cảng nhộn nhịp bậc nhất cố đô Huế. Hệ thống nhà cổ cùng lối kiến trúc độc đáo của phố cổ Bao Vinh gần như bị “bỏ quên” suốt mấy chục năm nay. Nhiều ngôi nhà cổ xuống cấp và mất dần theo thời gian. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có kế hoạch bảo tồn và phát triển du lịch tại phố cổ Bao Vinh. Bài viết của PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung.
Sau khi Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai cho nam cán bộ, công chức mặc áo dài truyền thống đến công sở vào thứ 2 đầu tháng, dư luận đặc biệt quan tâm với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người đồng ý với chủ trương khôi phục áo dài truyền thống của nam giới nhưng chỉ nên mặc trong dịp nghi lễ, đón khách nước ngoài, không nên xem áo dài ngũ thân là trang phục công sở.
Hướng đến “Huế- Kinh đô Áo dài Việt Nam”, ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng lại nét đẹp văn hóa truyền thống từ áo dài ngũ thân cho nam giới. Việc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa triển khai cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động của Sở mặc áo dài truyền thống trong ngày thứ hai đầu tiên của mỗi tháng đang gây nhiều ý kiến khác nhau. PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung phản ánh.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, dọc tuyến biên giới đất liền trải dài hơn 89 km giáp với nước bạn Lào, nhiều chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập tại những vị trí “huyết mạch” giao cắt những đường mòn, lối mở. các chốt kiểm soát này kịp thời ngăn chặn người dân ở khu vực biên giới qua lại trái phép. Những cán bộ, chiến sĩ Biên phòng nơi đây luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn, vất vả, giữ vững sự bình yên nơi vùng biên. Bài viết của PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung.
- Xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám là đi ngược lại sự thật lịch sử.- Bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.- Nỗ lực bảo tồn giá trị nguyên bản của ca Huế.- Chung sống, phát triển an toàn với dịch bệnh.
- Đánh giá cán bộ công chức sao cho thực chất.- Những kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng.- Hơn 2 điểm/môn đã đỗ lớp 10: Băn khoăn chất lượng ảo.- Những chiếc áo dài ngũ thân trong Hành trình xây dựng thương hiệu Huế.
Mấy ngày qua, người dân ở các thôn Xuân Lộc, Xuân Điền Lộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, lo sợ trước hiện tượng sụt lún đất ngay trong nhà. Hiện tượng sụt lún xảy ra gần vị trí có mỏ đá vôi thuộc Công ty Cổ phần xi măng Đồng Lâm. Tình trạng này kéo dài khiến đời sống người dân không ổn định, mất an toàn. Bài viết của PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung.
Đang phát
Live