VOV1 - Tổng thống lâm thời Syria, Ahmed al-Sharaa, đã phê chuẩn "tuyên bố Hiến pháp" mới, đặt nền tảng pháp lý cho giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 5 năm nhằm tái thiết hệ thống chính trị và pháp lý của đất nước.
VOV1 - Với những bước chuyển mạnh mẽ của cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, việc sửa đổi Hiến pháp là tất yếu, đặc biệt khi mục tiêu đã rõ ràng: phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn và tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, cho đất nước.
Mặc dù đang phải tập trung để tổ chức tốt cuộc bầu cử Chủ tịch đảng cũng như chuẩn bị cho bầu cử Hạ viện, đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) vẫn tích cực xúc tiến vận động nhằm sửa đổi Hiến pháp. Từ những động thái gần đây trên chính trường Nhật Bản, giới quan sát nhận định, không sớm thì muộn, Hiến pháp nước này sẽ có những thay đổi nhất định.
Hôm nay (18/10), vòng đàm phán thứ 6 về soạn thảo Hiến pháp Syri do Liên hợp quốc bảo trợ sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ. Đây được xem là cơ hội để xây dựng lại Syri sau một kỷ chiến tranh, qua đó mang lại hòa bình thực sự cho người dân nước này.
Trong muôn vàn khó khăn của nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong sáu nhiệm vụ cấp bách được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đó là xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ. Ngày 03/9/1945, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Lâm thời đã họp phiên họp đầu tiên và xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội để ấn định cho nước Việt Nam mới một bản Hiến pháp. Trong phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với Chính phủ rằng: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. 10 tháng sau khi Quốc hội khóa I ra đời, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Vì hoàn cảnh chiến tranh, bản Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố nhưng Hiến pháp năm 1946 được đánh giá là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản Hiến pháp nào trên thế giới với những giá trị có ý nghĩa muôn đời:
Một trong những chủ đề thời sự quốc tế đáng chú ý trong tuần là việc nước Nga chính thức sửa đổi Hiến pháp sau cuộc trưng cầu ý dân với đa số người dân ủng hộ. Đây là cuộc cải cách Hiến pháp lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước Nga với kỳ vọng hướng tới một tương lai phát triển bền vững cho xứ sở Bạch dương. Số phiếu ủng hộ ở mức cao đối với Hiến pháp sửa đổi cũng thể hiện niềm tin của người dân Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin - vị “thuyền trưởng” đã chèo lái “con tàu” đất nước vượt qua nhiều chông gai, thử thách.
Nước Nga đang tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây được coi là thời khắc quyết định, thể hiện ý chí của người dân Nga với kỳ vọng tạo ra những thay đổi then chốt trong cả chính trị và xã hội, giúp quốc gia này ứng phó hiệu quả với những thách thức mới. Nếu được sửa đổi, Hiến pháp mới được coi là thay đổi luật lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga. Những thay đổi cơ bản đó là gì, có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của nước Nga ngày nay?
Từ ngày 25/06, tại Nga bắt đầu diễn ra việc bỏ phiếu thông qua các sửa đổi Hiến pháp. Dư luận chung cho rằng, sau sửa đổi Hiến pháp, các quyền của người Nga sẽ trở nên không thể lay chuyển và cuộc sống của nhiều tầng lớp dân cư sẽ được cải thiện. Anh Tú, PV Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga phản ánh.
Đang phát
Live