Phú Nhuận là quận đầu tiên tại TPHCM hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên.- Các địa phương từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa cần chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão và mưa lớn.- Triều Tiên bắt đầu nối lại các đường dây nóng liên Triều.- "Hồ sơ Pandora" tiết lộ "thiên đường thuế" của nhiều lãnh đạo thế giới, tỷ phú và những người nổi tiếng.
Số ca nhiễm covid-19 mới trong ngày tại một số tỉnh thành phố phía Nam có xu hướng giảm dần. Nhiều địa phương vẫn quyết liệt kiểm soát vùng đỏ, mở rộng vùng xanh, vùng an toàn covid.- Tại Hà Nội, mô hình khu phố lập Tổ cộng đồng thiết lập chốt bảo vê vùng xanh phòng covid 19 cũng đang mang lại hiệu quả bước đầu.- Nhiều trường đại học bắt đầu công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển. Theo nhận định, năm nay điểm sàn các trường tăng nhẹ so với năm ngoái.- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao cấp cao Đông Á lần thứ 11. Trọng tâm của Hội nghị là thảo luận các giải pháp ứng phó giữa ASEAN với các nước đối tác nhằm ngăn chặn đại dịch covid 19 đang bùng phát vì biến thể Delta.- Phong tỏa Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ sau thông tin xảy ra vụ nổ súng tại một địa điểm gần tòa nhà này.
Những người thầm lặng cứu người bằng những giọt máu quý hiếm- Kịch bản nào để xem xét F1 cách ly tại chỗ và tại nhà
Một câu chuyện hi hữu trong hoạt động tư pháp vừa được phát hiện tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Năm 2016, các cán bộ TAND huyện này đã tạo lập 57 hồ sơ vụ án dân sự không có đương sự, không có tranh chấp thực tế. Hay nói một cách khác, đó là những hồ sơ vụ án khống. Các vụ án sau đó đều có chung một kết quả là bị đình chỉ do có một đương sự rút đơn kiện. Sự việc các cán bộ Tòa án lập khống hồ sơ vụ án là vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động tố tụng tư pháp. Cụ thể là vi phạm quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Vậy nhưng, những cán bộ có liên quan lại chỉ bị khiển trách. Đằng sau việc lập hồ sơ vụ án khống là gì? Lý do hoàn thành chỉ tiêu có thể được chấp nhận để kỷ luật bằng hình thức khiển trách? Nội dung này được chúng tôi bàn luận trong 10 phút SKLB hôm nay.
- Bài học về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt từ câu chuyện gạo ST25 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển - Sản xuất theo chuỗi để phát triển nông nghiệp hữu cơ - Phòng chống dịch bệnh mùa nóng cho đàn vật nuôi
Liên quan đến việc “thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) - cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã khẳng định: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Câu chuyện gạo ST25 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về việc các thương hiệu Việt bị “cướp trắng” do sự lơ là, chưa quan tâm chính đáng đến vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây không phải lần đầu tiên thương hiệu của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Những bài học về mất thương hiệu tại nước ngoài đã có, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm? Cần làm gì để nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu-nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường nước ngoài? Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” đây là vấn đề được ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) phân tích.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”- Hỏi đáp về bầu cử giải đáp về những công việc mà các Tổ bầu cử cần phải thực hiện trước và trong ngày bầu cử 23/5.- Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận vụ diệt chủng người Armenia: Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ bước vào vòng xoáy căng thẳng mới”.- Vì sao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TPHCM tụt hạng rồi dậm chân tại chỗ?- Hàn Quốc cải tiến ống tiêm giúp đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin COVID-19.
Thời gian qua, rất nhiều người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp thường né tránh trách nhiệm hoặc giải quyết các chế độ chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.Thực tế nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu biết sâu các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật, đặc biệt là thủ tục hồ sơ để hưởng trợ câp tai nạn lao động.
Lần đầu tiên, một chiếc máy tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính tự động tại nước ta đi vào hoạt động và được thí điểm tại quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Thuận tiện, không bị phiền hà, nhũng nhiễu, tránh tiếp xúc trực tiếp trong điều kiện dịch bệnh, lại hoạt động tất cả các ngày trong tuần là những tác dụng tích cực đầu tiên mà hệ thống này mang lại. Việc đưa hệ thống tiếp nhận và trả hồ sơ thủ tục hành chính vào hoạt động một lần nữa cho thấy sự đi đầu của thành phố Hồ Chí Minh trong nỗ lực cải cách bộ máy cũng như thủ tục hành chính với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ. Câu hỏi đặt ra là, làm sao để hệ thống ATM tiếp nhận và trả hồ sơ này có thể phát huy được mục tiêu đặt ra. Các khâu trung gian cần phải quy chuẩn như thế nào để thời gian nhận – trả thủ tục được đảm bảo đúng thời gian?
Sáng 8/3, UBND Quận 6, TPHCM ra mắt Hệ thống tiếp nhận và trả hồ sơ tự động 24/7. Đây là sáng kiến nhằm tạo thêm một kênh giải quyết thủ tục hành chính giữa người dân và chính quyền để thực hiện các dịch vụ hành chính công. Tin của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)