Như Đài TNVN đã đưa tin, trước thông tin gần 3.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk hiện chưa có trường để học khiến học sinh và phụ huynh lo lắng, Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho biết đã có phương án giải quyết vấn đề này.
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày mai, với nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng pháp luật- Đài Tiếng nói Việt Nam cùng các đơn vị tổ chức thành công chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương" nhằm tôn vinh, thúc đẩy tâm thức bảo vệ, phát triển tài nguyên biển, đảo Việt Nam- Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM kiến nghị thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí trong năm học tới- Chính quyền quân sự do phe đảo chính lập ra tại Niger một lần nữa yêu cầu chính phủ Pháp rút quân- Người dân Israel biểu tình phản đối cải cách tư pháp trong tuần thứ 32 liên tiếp
Hiện nay, rất nhiều học sinh, phụ huynh ở Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn mang nặng tâm lý bằng cấp, mong muốn con em mình phải vào các trường đại học, nhưng khả năng lại hạn chế. Vậy việc tổ chức giáo dục, hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở Bà Rịa – Vũng Tàu bước đầu có thực sự mang đến sự yên tâm cho phụ huynh, học sinh? Bài viết của Gia Khang, phóng viên thờng trú tại TPHCM sẽ đề cập vấn đề phân luồng học sinh sau THCS ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo báo cáo tổng kết năm học 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có trển 105.000 học sinh tiểu học bị đánh giá ở mức “chưa hoàn thành” – chiếm 1,2%. Đáng chú ý trong số này có hơn 52.000 học sinh lớp 1. Như vậy so với trên 1,7 triệu học sinh lớp 1 được đánh giá, có gần 3% “chưa hoàn thành” chương trình. Đây là năm học thứ ba thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1. Các con số này có bình thường không? Liệu có cần xem lại cách giáo dục, chất lượng dạy và học đối với lớp 1, nhất là khi triển khai chương trình - sách giáo khoa mới? Giải pháp nào đối với 52.000 học sinh lớp 1 chưa hoàn thành chương trình?
Theo báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp tiểu học năm học 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 1.700.000 học sinh lớp 1. Kết quả đánh giá cuối năm học cho thấy, có hơn 52.000 em bị xếp loại “chưa hoàn thành” chương trình, tương đương khoảng 2,9% tổng số học sinh lớp 1. Số lượng học sinh lớp 1 bị xếp loại “chưa hoàn thành” cao hơn từ 3 đến 4 lần so với các khối lớp 2, lớp 3 và lớp 4 đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Thông tin này khiến nhiều người lo lắng về chất lượng dạy và học đối với lớp 1. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, khoảng 2,9% số học sinh lớp 1 “chưa hoàn thành” chương trình là đánh giá thực chất của các nhà trường, phản ánh đúng chất lượng giáo dục trên bình diện toàn quốc. Theo quy định, những học sinh này sẽ được giáo viên bồi dưỡng trong dịp hè và sẽ được kiểm tra, đánh giá lại sau kỳ bồi dưỡng hè. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 34 vừa được tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với sự tham gia của 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và 2 nước làm quan sát viên, tổng số thí sinh dự thi là 295. Việt Nam có 3 thí sinh dự thi với kết quả cả 3 em đều đoạt huy chương, gồm: 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng. Kết quả này không chỉ là thành tích cá nhân mà còn thể hiện sự tiến bộ của đoàn Olympic sinh học đã khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông và hướng đi đúng trong công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ em Nguyễn Tiến Lộc – Lớp 11 trường trung học Phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên, trường đại học Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội thành viên nhỏ tuổi nhất dự thi Olympic sinh học năm nay đã xuất sắc về ngôi á quân và giành huy chương Bạc về hành trình chinh phục môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật.
Nguyễn Tuấn Dương, học sinh lớp 12 Vật lý, Trường THPT chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng vừa góp thêm vào bộ sưu tập huy chương của mình tấm Huy chương Bạc (HCB) Olympic Vật lý quốc tế. Bộ sưu tập với hơn 80 Huy chương Vàng (HCV) và cúp vô địch các loại, khẳng định sự nỗ lực, phấn đấu của Tuấn Dương trong những năm học vừa qua.
Thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Tây Nguyên do Thủ tướng và các Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng.- Đối thoại Biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động phức hợp: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển”.- Toàn bộ 6 học sinh đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế năm 2023 đều giành huy chương, trong đó có 2 Huy chương Vàng.- Hôm nay, Bộ Công Thương sẽ công bố kết luận thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý và điều hành cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra tuyên bố về khả năng gia nhập của Ukraina.- Xu-đăng phản đối việc triển khai bất kỳ lực lượng nước ngoài nào tại nước này.
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở bậc trung học phổ thông bao gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn. Trong đó, cùng với 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được được chọn 4 môn học ngay từ lớp 10 theo định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, dù triển khai sang năm thứ hai, nhưng việc chọn được tổ hợp môn thực sự phù hợp với năng lực và sở thích thì không dễ dàng với nhiều học sinh. Để gỡ khó cho các em thì năm nay công tác tư vấn chọn môn được các trường tại thành phố Hà Nội triển khai cẩn trọng hơn.
Sáng nay (4/7), hơn 5.000 thí sinh ở TP.HCM tham gia kỳ thi khảo sát đầu vào của trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức). Đây là năm đầu tiên trường THCS Trần Quốc Toản 1 tổ chức kỳ thi khảo sát vào lớp 6.
Đang phát
Live