Ngay trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ba bên Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc và Hội nghị Bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) diễn ra tại Washington, Mỹ, ngày 16/04 (theo giờ Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã gặp nhau và cam kết cùng cam kết nỗ lực hạn chế sự biến động của thị trường ngoại hối.
Tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple tiếp tục mở rộng đầu tư và xác định Việt Nam là cứ điểm để tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu- Thảo luận về dự án Luật Dược (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, quy định cụ thể việc gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, đảm bảo kiểm soát chất lượng thuốc- Sau khi VN-Index lao dốc, mất gần 60 điểm trong phiên giao dịch hôm qua, nhiều chuyên gia cảnh báo các nhà đầu tư chứng khoán nên có một chiến lược đầu tư rõ ràng, để có thể áp dụng và phản ứng với bất kỳ điều kiện thị trường nào- Tỉnh Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán tại các huyện Trần Văn Thời và U Minh- Cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và ngừng leo thang căng thẳng ở Trung Đông- Kinh tế Trung Quốc quý một năm nay tăng trưởng cao hơn dự đoán
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng đến khoảng 43 nghìn 300 ha vùng chuyên canh cây ăn trái ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là diện tích vụ Đông Xuân muộn (vụ 3) sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 31 tháng 12 năm 2023, vì vậy, cần tăng cường các giải pháp cấp nước tưới cho các khu vực này.
Dư luận tiếp tục quan tâm việc Cục Đường bộ Việt Nam cấm một số phương tiện đi vào cao tốc Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế). Điều lo ngại về tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A qua 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sẽ tăng cao sau khi cấm xe khách 30 chỗ, xe giường nằm, xe tải từ 6 trục chạy trên đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn là có cơ sở. Mới đây, một vụ tai nạn giao thông làm chết người liên quan xe đầu kéo vừa xảy ra trên Quốc lộ 1A đi qua Quảng Trị. Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn có giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn thay vì cấm xe đi vào cao tốc này.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh Bình Thuận có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 26.872 hộ dân với 75.918 người. Bình Thuận cũng có 961 ha cây trồng vụ Đông Xuân năm 2023-2024 thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất…Trong khi đó, nắng nóng gay gắt vẫn đang tiếp diễn, khiến việc thiếu nước sản xuất, sinh hoạt có thể sẽ lan ra nhiều khu vực trên địa bàn Bình Thuận.
Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4 vừa qua với tỷ lệ 161 ghế trong tổng số 254 ghế tranh cử trực tiếp. Trong khi đó, Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền chỉ giành được 90 ghế. Kết quả này đồng nghĩa với một thất bại nữa của đảng Quyền lực Quốc dân cầm quyền và dự kiến hoạt động điều hành nhà nước của Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ thêm nhiều khó khăn trong nửa cuối nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2027. Vậy, với chiến thắng giành cho Đảng Dân chủ đối lập trong cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ đối mặt với những thách thức gì và kết quả này tác động ra sao tới các chính sách đối nội và đối ngoại Hàn Quốc trong thời gian tới?
Theo Dữ liệu từ Ủy ban bầu cử Hàn Quốc, các đảng đối lập nước này đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua. Ngay lập tức, Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok-Soo và lãnh đạo Đảng Quyền lực Quốc dân cầm quyền (PPP) tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm về sự thất bại. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ra tuyên bố sẵn sàng cải cách để đáp ứng ý chí và nguyện vọng của người dân.
ĐBSCL đang trong giai đoạn hạn mặn gay gắt nhất của mùa khô 2023-2024. Cùng với đó, tình trạng sạt lở, sụt lún đang gây nhiều khó khăn, áp lực khá lớn để ổn định sinh kế và đời sống của người dân. Những tháng qua, nhiều thời điểm, mặn lấn sâu vào nội đồng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân cả vùng. Hiện, các địa phương khu vực Tây Nam bộ đang “căng mình” ứng phó hạn, mặn, sụt lún để bảo vệ đời sống, sản xuất cho người dân; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp ổn định lâu dài để chủ động thích ứng.
Năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lại trải qua một mùa khô khốc liệt khi ước tính, mực nước sông Mê Kông giảm 7% so với trung bình các năm trước. Khu vực này chịu ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập sớm hơn, sâu hơn trung bình nhiều năm, trong khi mưa đến muộn. Một lần nữa, công tác thích ứng với hạn mặn lại được đặt ra, làm sao để người dân các địa phương có thể giảm bớt thiệt hại trong sản xuất, sinh hoạt trong bối cảnh thiên tai khắc nghiệt trở thành việc phải ứng phó thường xuyên.
Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt cao điểm mặn xâm nhập tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là công điện thứ 3 của Thủ tướng kể từ đầu năm, liên quan đến điều hành ứng phó với hạn hán và mặn xâm nhập ở khu vực này.
Đang phát
Live