Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là giải pháp cung cấp hóa đơn có kết nối với cơ quan thuế, nhằm quản lý doanh thu thực của người bán. Với cách thức quản lý này, ngành thuế kỳ vọng có thể quản lý tốt, chống gian lận về thuế.
Thời gian sau tết nguyên đán tình trạng vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vẫn diễn biến phức tạp. Trước thực tế này, mới đây, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số 332 về Triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm”
Hiện nay, tình trạng hàng giả đang diễn ra phổ biến, nhiều doanh nghiệp đã bị các đối tượng làm giả hàng hóa, nhãn hiệu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Đặc biệt tình trạng kinh doanh hàng hoá giả mạo các thương hiệu nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng đã tích cực xử lý nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phức tạp và tinh vi. Để xử lý tình trạng hàng hóa giả nhãn hiệu nổi tiếng, cần phải có chế tài đủ mạnh và các giải pháp bảo hộ, thực thi quyền với nhãn hiệu nổi tiếng.
Tháng cuối trong Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra hơn 2200 vụ, phát hiện và xử lý gần 1500 vụ vi phạm liên quan đến gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp ngân sách nhà nước gần 44 tỷ đồng. Con số này cho thấy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, cần tăng cường công tác phối hợp để phát hiện và ngăn chặn.
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến với gần 140 nghìn vụ việc- thông tin được nêu tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra sáng qua. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo: Năm 2023- cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng để dự báo sát, xác định trọng điểm.- Xây dựng các chương trình, kế hoạch chuyên đề, cao điểm để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh phát hiện, tạm giữ gần 12 tấn đường cát nhập lậu- Tiền Giang: Xử phạt 1 cơ sở gần 60 triệu đồng do buôn bán thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng- Hà Nội: phát hiện kho chứa bình khí N2O (bóng cười) các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ lớn nhất từ năm ngoái đến nay
Qua thanh tra, kiểm tra, trong năm 2022 lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 575 vụ vi phạm quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 20 tỉ đồng. Để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày 15/1, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Công văn số 77 về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được một số tổ chức ghi nhận nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử cũng diễn ra phức tạp. Tăng cường xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại và chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Thương mại điện tử đang là một lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được một số tổ chức ghi nhận nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử cũng diễn ra phức tạp. Tăng cường xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại và chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023. Đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Quyền Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương; Ông Bùi Trung Hiếu, Phó Trưởng phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế số 1, Cục thanh tra, kiểm tra thuế, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính.
Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam phát triển rất nhanh, song người tiêu dùng lại đang đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu niềm tin với hoạt động này. Một trong những nguyên nhân chính được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng có xu hướng ngày càng tăng, nhất là khi kinh doanh trên thương mại điện tử bùng nổ. Năm 2022, có tới hơn 100 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, nhưng để xử lý đến cùng các hành vi vi phạm bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng lại không dễ dàng, gặp nhiều khó khăn. “Gian lận trên thương mại điện tử khó xử lý- cần sự phối hợp của các lực lượng liên ngành”.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live