
Thời gian qua, tình trạng buôn lậu xăng dầu, đặc biệt trên vùng biển Tây Nam diễn biến phức tạp. Góp phần ngăn chặn tình trạng này, các lực lượng chức năng đang phối hợp chặt chẽ, triển khai nhiều giải pháp để chống gian lận xăng dầu. Theo đó, việc áp dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng đầu không chỉ giúp chống buôn lậu xăng dầu, đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, chống thất thu thuế mà còn bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thương mại điện tử đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến tại Việt Nam. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng có thể đặt mua bất kì sản phẩm từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm đến đồ điện tử... Việc mua hàng trực tuyến giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian mua sắm, chi phí thanh toán...Tuy vậy, nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở trong thương mại điện tử để quảng bá, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mấy ngày qua, tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương trên cả nước xuất hình tình trạng nhiều cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng đột nhiên “đóng cửa”, tạm dừng giao dịch vàng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Động thái này của một số cơ sở được cho là “né” sự kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vàng của cơ quan chức năng, theo Công điện số 22, ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Trước thực trạng này, các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn hành vi vi phạm đối với lý thị trường vàng.
Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Điểm nhấn trong Kế hoạch cao điểm triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm này là “ Thành lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm” diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 trên phạm vi toàn quốc.
Hóa đơn là chứng từ ghi nhận thu- chi, là cơ sở để các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán và làm các báo cáo tài chính cuối năm. Nếu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị phát hiện sẽ bị xử phạt, thậm chí bị xử lý hình sự. Xác định tầm quan trọng đó, năm 2024, ngành thuế tăng cường xử lý nghiêm trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Đây là nội dung được đề cập trong "Chuyên đề Thuế", Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ tư, ngày 20/03/2024.
Ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319, phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm. Đồng thời, bảo đảm hoạt động thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam. Qua gần 1 năm triển khai Đề án, đã đạt được những kết quả tích cực. “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại, chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024”. Đây cũng là nội dung của Diễn đàn Chủ nhật hôm nay.
Cuối năm là cao điểm mua, nhiều đối tượng lợi dụng sức tiêu thụ cao nên đã tìm cách nhập lậu, sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, hoặc trà trộn hàng giả với hàng thật rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Việc này đang gây ra nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý.
Càng gần đến Tết Nguyên đán, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại lại gia tăng. Dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý và bắt giữ, đấu tranh nhưng tình hình vẫn tương đối phức tạp, nhiều vụ kinh doanh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại liên tiếp bị phát hiện.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã cận kề, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại lại diễn biến phức tạp vì đây là thời điểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá tích trữ, tiêu thụ phục vụ nhu cầu cao của người tiêu dùng. Các đối tượng lợi dụng để trà trộn hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng vào thị trường tiêu thụ. Tuần qua, lực lượng chức năng đã tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát ngăn chặn và bắt giữ nhiều vụ việc, số lượng hàng hoá bị thu giữ lớn.
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nước ta đã trở thành điểm đến, là thị trường hấp dẫn cho nhiều thương hiệu, sản phẩm và hàng hóa trong và ngoài nước… Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi.
Đang phát
Live