
Gần Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng tăng cao. Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái được đưa ra thị trường nhiều hơn. Mỹ phẩm, nước hoa, thực phẩm chức năng đến các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đều có nguy cơ bị làm giả. Dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý và bắt giữ nhiều vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái... nhưng tình hình vẫn tương đối phức tạp.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao, kéo theo đó là nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi. Dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý và bắt giữ nhiều vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái..., nhưng tình hình vẫn tương đối phức tạp, nhiều vụ kinh doanh hàng giả, hàng nhái liên tiếp bị phát hiện.
Hôm nay (20/12), Australia đã thông báo phạt nhà cung cấp dịch vụ lưu trú trực tuyến hàng đầu thế giới AirBnB 15 triệu USD vì vi phạm luật tiêu dùng và gian lận thương mại tại Australia trong những năm qua.
Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực; dự báo thứ hạng này duy trì đến năm 2025. Trong đó, tổng giá trị hàng hoá được thực hiện thông qua thương mại điện tử của cả năm nay dự kiến đạt hơn 20,5 tỷ USD…Thương mại điện tử tiếp tục được khẳng định là lĩnh vực tiên phong dẫn dắt nền kinh tế số, cũng là lĩnh vực dự báo triển vọng Top 10 thế giới. Tuy nhiên, để thương mại điện tử không chỉ phát triển bùng nổ theo chiều rộng trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang nỗ lực tăng trưởng xanh, bền vững, các thành phần liên quan trong hệ sinh thái này còn nhiều việc phải làm. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề rất đáng quan tâm, cần giải pháp, cần sự góp sức. Các khách mời bàn luận: Ông Nguyễn Hữu Tuấn – Thành viên Tổ Công tác 399, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Phan Mạnh Hà – Giám đốc đối ngoại Sàn Thương mại điện tử Shopee.
Hoàn thuế giá trị gia tăng được hiểu là một khoản thuế ngân sách nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi bạn mua hàng hóa dịch vụ mà đơn vị kinh doanh chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc đơn vị, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế. Vậy, quy trình thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện ra sao? Doanh nghiệp cần chú ý những điểm gì để được hoàn thuế giá trị gia tăng? Nếu gian lận trong hoàn thuế sẽ bị xử lý như thế nào? Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Tăng cường chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng và sử dụng hóa đơn điện tử” với sự tham gia của bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế, Tổng cục thuế.
Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT vừa ký ban hành Kế hoạch số 09 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Kế hoạch được ban hành nhằm triển khai hiệu quả các Chỉ thị, Công điện, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các ban, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kế hoạch được triển khai bắt đầu từ ngày 20/11 năm nay đến hết ngày 29/02/2024.
Thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường liên tiếp kiểm tra, phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm là nước hoa, hoá mỹ phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng cục quản lý thị trường đã chỉ đạo kiểm tra và ngăn chặn hoá mỹ phẩm “đội lốt” hàng chính hãng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều thủ đoạn mới về gian lận thương mại, phương thức vi phạm về nhãn hiệu tinh vi, đặc biệt là sản phẩm nước ngoài. Nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng này, Tổng cục Quản lý thị trường đã, đang và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, nhất là đối với các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Dịp cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, đây cũng là cơ hội để những đối tượng xấu cố tình trà trộn hàng không đảm bảo chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng cấm vào thị trường để thu lợi bất chính. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo các Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố, các Bộ, ban, ngành, lực lượng chức năng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Quyết liệt giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử đang trở thành vấn đề cấp bách để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đang phát
Live