Sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục chương trình chất vấn đối với các lĩnh vực: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông. Riêng lĩnh vực y tế, vấn đề giảm chi phí từ tiền túi cho người dân trong việc chăm sóc sức khỏe các đại biểu chất vấn đã nhận được câu trả lời từ Bộ trưởng Y tế. Trong phiên chất vấn sáng nay các đại biểu đề nghị làm rõ giải pháp giảm bớt tỷ lệ sử dụng tiền túi của bệnh nhân khi thực hiện dịch vụ y tế; giải pháp giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, nhất là giáo viên ở vùng sâu, vùng xa.
- Lãi suất huy động giảm sâu, kênh gửi tiền tiết kiệm có còn hấp dẫn? Gỡ khó cho vay tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen. Quảng Ninh tăng vượt trội thu hút vốn đầu tư vào địa bàn.
Ước tính có khoảng nửa triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất cao hồi cuối năm 2022 và đầu năm nay sắp đáo hạn. Trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng liên tiếp giảm sâu và kéo dài như hiện nay, liệu có xảy ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền từ tiết kiệm sang lĩnh vực khác?, kênh gửi tiền tiết kiệm còn hấp dẫn với người dân?
Liên quan đến vấn đề thực phẩm mà cụ thể là bữa ăn bán trú, tại TP.HCM đã có trường hợp hàng chục học sinh bị đau bụng, hay phụ huynh đi kiểm tra đơn vị cung cấp thực phẩm phát hiện nguồn thực phẩm bảo quản không đảm bảo. Vậy lâu nay, các trường ở TP.HCM thực hiện việc tổ chức các suất ăn bán trú ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Chiều nay các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với nhiều vấn đề đáng chú ý như việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội, mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm, giải quyết tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và tăng tính hấp dẫn của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong bối cảnh các lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế đều gặp khó khăn, kết thúc quý 3, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của Lào Cai đạt 3,52% - mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Kết quả tăng trưởng chưa đạt được như kỳ vọng cũng kéo theo số thu ngân sách chỉ đạt gần một nửa so với mục tiêu đề ra.
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội hôm nay về giám sát ba chương trình mục tiêu quốc gia, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận đó là giảm nghèo bền vững bằng cách nào. Sự quan tâm này có lý do bởi mặc dù tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 là hơn 4%, giảm 1,17%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%, giảm 4,89% so với năm 2021 đạt được mục tiêu, chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao nhưng kết quả chưa bền vững. Để làm rõ thêm về nội dung này, tại phòng thu trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam tại nhà Quốc hội, phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với đại biểu Lâm Văn Đoan, Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội:
Kinh tế thế giới dù đã có những tín hiệu được cải thiện nhưng vẫn đang tiếp tục khó khăn, thực trạng này đã và đang tiếp tục gây ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp kỳ vọng, 6 tháng đầu năm 2024 tới, Chính phủ nên tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế VAT nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.
Các bộ, ngành địa phương triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản- Doanh thu từ các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh-Các nhóm cổ phiếu trụ cột bất ngờ lao dốc, kéo VN-Index xuống dưới vùng 1.110 điểm
Diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL hiện nay khoảng 6.000 ha với sản lượng trên 1,5 triệu tấn và là một trong trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu. Năm 2022 xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đạt hơn 2,4 tỷ USD, sản phẩm có mặt tại 140 thị trường trên thế giới. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL đang hướng đến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển nhằm nâng cao giá trị kinh tế bền vững.
Đang phát
Live