Áp lực học tập để vượt qua các kỳ thi có sự cạnh tranh gay gắt là thực trạng ở nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các lò luyện thi cũng như những trung tâm học thêm ở nước này trở nên chật kín học sinh, biến việc dạy thêm trở thành một ngành kinh doanh “ăn nên làm ra”. Tuy nhiên, từ tháng 7 năm nay, giới chức Trung Quốc ban hành quy định siết chặt việc dạy thêm ở các cơ sở tư nhân nhằm giảm tải áp lực học hành cho học sinh. Điều này đã tạo ra sự thay đổi không nhỏ đối với dịch vụ dạy và học thêm sau giờ học nhưng hiệu quả của biện pháp siết chặt này đến đâu?
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là một việc vô cùng quan trọng nhằm xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam vừa “hồng” vừa “chuyên”. Thế nhưng, thời gian qua hoạt động giáo dục ở một số địa phương chưa phong phú, còn mang tính áp đặt hay hình thức, kiểu phong trào. Còn có biểu hiện lệch lạc về phẩm chất đạo đức, lối sống; đáng ngại nhất là tình trạng bạo lực học đường, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu nhi vẫn còn diễn biến phức tạp. Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1895 phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030. Với những mục tiêu cụ thể, chương trình được kỳ vọng sẽ tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động “dạy người”, cân bằng với việc “dạy chữ”, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: Gieo yêu thương, gặt nhân cách.- Hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc Nùng Dín.
Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới việc dạy và học của ngành Giáo dục và Đào tạo trên cả nước. Nhiều thầy cô giáo, học sinh nhiễm COVID-19, các trường học phải phong tỏa, cách ly cả giáo viên, học sinh ngay tại trường… Với trách nhiệm đảm bảo quyền được học tập, các thầy giáo, cô giáo, nhà quản lý, học sinh các cấp, phụ huynh… đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng với việc dạy học linh hoạt trong bối cảnh mới, đảm bảo an toàn sức khỏe. Quá trình “thay đổi để thích ứng” trong dạy và học đã bộc lộ nhiều bất cập, ngành giáo dục- đào tạo cầu thị, tiếp thu và có nhiều điều chỉnh phù hợp thực tiễn, xã hội chung tay hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ năm học và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Dịch Covid-19 tác động mạnh đến quá trình dịch chuyển lao động phổ thông, lao động từ vùng dịch trở về. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang rà soát số lượng lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là lao động trở về từ vùng dịch. Trên cơ sở đó, căn cứ nhu cầu, tay nghề của người lao động để phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho họ. Bên cạnh đó, địa phương sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ người lao động học nghề, chuyển đổi việc làm phù hợp, bảo đảm ổn định đời sống:
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây hơn 10 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Cùng gặp gỡ-trao đổi với đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nhìn lại hoạt động này hơn 10 năm qua.
Ngay sau khi VOV phản ánh những “lùm xùm” liên quan đến ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, nhiều cán bộ, giáo viên trong tỉnh này bày tỏ sự đồng tình với những nội dung đã nêu và mong chờ câu trả lời từ cơ quan thẩm quyền. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ đúng sai những vụ việc trong ngành Giáo dục địa phương thời gian qua. Nhiều giáo viên đề nghị thanh tra toàn diện những “khuất tất” trong triển khai các dự án xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trường học, công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị dạy và học.... Có ý kiến cho rằng với những dấu hiệu sai phạm diễn ra trong một thời gian dài thì rất cần sự vào cuộc của cơ quan điều tra và sớm có câu trả lời trước dư luận.
Cởi bỏ tâm lý, chấp nhận kịch bản nào khi học sinh đi học trở lại?- Đắk Lắk: Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử.- Người mẹ đơn thân của những đứa trẻ bị bỏ rơi.
Công nghệ thông tin đã và đang từng ngày góp phần thay đổi diện mạo giáo dục vùng cao của Lào Cai. Việc được sử dụng máy tính vào học tập của học sinh vùng cao không còn là mơ ước xa vời.
Online Friday 2021 và chuỗi sự kiện thương mại điện tử lớn nhất năm: Ưu đãi đến 100%.-Doanh nghiệp và nhà trường: cần tiêu chí rõ ràng để có nhân lực chất lượng.-Áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến thủy sản
Đang phát
Live