- 80 triệu công dân Việt Nam vẫn chưa có mã số định danh, khi dự án Luật Cư trú có hiệu lực sẽ bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 3 cấp ở tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sắp tới.- Sau 1 tuần thực hiện tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc xử lý gần 5.300 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.- Cảnh báo nắng nóng kéo dài khiến nhiều địa phương khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đứng trước nguy cơ cháy rừng cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm.- Liên minh châu Phi hoan nghênh việc nối lại đàm phán 3 bên về đập Đại phục hưng.- Bình luận: "Hòa bình Trung Đông – Già néo đứt dây".
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới giáo dục: Học đi đôi với hành.- Những giáo viên ở miền Trung lên rẫy vận động học sinh tới trường sau dịch Covid-19.- Bé gái 7 tuổi ở Trung Quốc học dưới gầm sạp hàng của cha mẹ.
Sau thời gian dài nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, đến nay học sinh lớp 12 sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các trường đang gấp rút triển khai việc học và ôn tập cho học sinh để kịp hoàn thành khung thời gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cách thời điểm tổ chức kỳ thi này chỉ 3 tháng, cộng với việc nhiều trường đại học chưa công bố phương án xét tuyển khiến học sinh lớp 12 không khỏi lo lắng. Vậy liệu đề thi THPT quốc gia năm nay có làm khó thí sinh? Ghi nhận của PV Minh Hường tại Hà Nội.
- Ngành giáo dục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kép trong bối cảnh sống chung với trạng thái bình thường mới.- Chính phủ Anh khuyến khích người dân đi xe đạp và chạy bộ trong bối cảnh nước này cân nhắc dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa song vẫn duy trì giãn cách xã hội.- Cho vay trực tuyến trá hình - Thủ đoạn từ các app tín dụng đen.- Người dân phớt lờ Nghị định 100, lực lượng chức năng sẽ phải làm gì để siết chặt?- Cần lan tỏa những tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ thời điểm đầu tháng 2 đã làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội; giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài sự xáo trộn đó. Hơn 25 triệu học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài; kế hoạch năm học đảo lộn; các cơ sở giáo dục, nhất là hệ thống ngoài công lập gặp khó khăn. Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020; thời điểm này cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành. Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Trong hoàn cảnh đặc biệt, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo việc dạy và học không bị gián đoạn với chủ trương “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Chính sự chủ động, linh hoạt đã giúp ngành Giáo dục biến “nguy” thành “cơ” giữa đại dịch. Tuy nhiên, giai đoạn thực hiện mục tiêu “kép” của ngành giáo dục vẫn còn không ít khó khăn. Ngành Giáo dục làm gì để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”? Khách mời là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cùng bàn về nhiệm vụ “kép” này.
- Cán bộ lãnh đạo là trung tâm đoàn kết thống nhất cao của toàn Đảng.- Ngành Giáo dục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” trong bối cảnh sống chung với trạng thái bình thường mới.- Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý buộc tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu.- Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận.- Có khả năng triển khai dịch vụ tiền di động trong năm nay.- Thanh Hóa: Hàng nghìn người xin không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ.- Giải bài toán đầu ra cho vụ vải thiều năm nay.- Chính phủ Anh khuyến khích người dân đi xe đạp và chạy bộ.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng lãnh đạo các bộ ngành làm việc trực tuyến với TPHCM, nhằm vực dậy nền kinh tế thành phố, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.- Sáng 8/5 khai mạc phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.- Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh Đại học cao đẳng năm nay.- IMF thông qua yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp cho 50 quốc gia gặp khó khăn do Covid-19.- Người dân Anh trăn trở trước thời điểm Chính phủ Anh công bố kế hoạch giảm hạn chế dịch Covid-19.- Bài bình luận: Tội phạm có tổ chức vì sao còn đất sống?
Sau hơn 3 tháng học sinh phải nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tinh giản chương trình và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thay cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Sự thay đổi này của Bộ không chỉ đặt thí sinh mà cả các trường đại học vào thế khó và buộc phải ráo riết tìm phương án tuyển sinh mới phù hợp. Thế nhưng, sau một hồi loay hoay họp bàn phương án tuyển sinh, các trường lại thông báo sẽ xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì sao có sự "loay hoay" đó? PV Minh Hường thông tin.
Với phương thức thi mới của năm 2020, kỳ thi THPT sẽ chủ yếu phục vụ mục đích xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh đại học sẽ được giao cho các trường tự chủ. Sự thay đổi này vừa đặt ra thách thức lớn, đồng thời vừa là cơ hội để các trường đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh, đào tạo. PGS TS Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT bàn luận về vấn đề này.
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19 diễn ra vào chiều 22/4 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Theo đó, vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng chủ yếu để xét tốt nghiệp. Việc xét tuyển đại học sẽ trả về cho các trường đại học theo đúng tinh thần tự chủ tuyển sinh. Phương án này đưa ra khiến dư luận băn khoăn rằng sẽ quay lại cách thi cử phức tạp, tốn kém như nhiều năm, trước khi các trường đại học thi tuyển sinh riêng. Học sinh phải thi 2 lần - vẫn phải thi tốt nghiệp và vẫn thi đại học. Học sinh lớp 12 có bị thiệt thòi không khi đang học và ôn tập theo đề minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó? Để giải đáp những băn khoăn này, Biên tập viên Đài TNVN đã trao đổi với PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)