Sáng nay, (15/02/2023), tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã đồng chủ trì buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện và lưới điện, tình hình cân đối tài chính của EVN năm 2022-2023 và xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023. PV Nguyên Long thông tin:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định (số 02/QĐ-TTg ngày 03/02/2023) về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Đây là cơ sở để thực hiện việc điều hành giá điện trong thời gian tới. Theo đó, khung giá mới đã được điều chỉnh tăng - với mức giá sàn/tối thiểu tăng 220 đồng và giá trần/tối đa tăng 538 đồng/kWh (biên độ từ 13% - 28%) so với mức khung giá bán lẻ điện cũ. Vấn đề đặt ra là việc điều chỉnh giá điện trong thời gian tới sẽ được tính toán ra sao để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, vừa phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp và người dân, vừa góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát? PV Nguyên Long phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính về vấn đề này:
Ngay sau khi Bộ Công Thương đưa ra Dự thảo Quyết định của Chính phủ “Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” để sửa đổi, thay thế cho Quyết định số 28 đã ban hành từ năm 2014 gặp nhiều ý kiến trái chiều, mà đa phần các ý kiến là không đồng thuận với quan điểm xây dựng chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Bộ Công Thương đã sửa đổi những gì? Và, phải xây dựng, sửa đổi biểu giá bán lẻ điện như thế nào cho phù hợp? Đây cũng là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.
- Cần xây dựng, sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thế nào cho phù hợp?- Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu nhằm tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia Trung và Đông Âu.- An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập.
Bộ Công Thương vừa ra Dự thảo Quyết định của Chính phủ “Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” để sửa đổi, thay thế cho Quyết định số 28 đã ban hành được hơn 6 năm (từ ngày 07/4/2014). Mặc dù khẳng định các phương án này đã được lấy ý kiến rộng rãi nhiều đối tượng liên quan, thế nhưng, ngay sau khi Dự thảo được công bố, rất nhiều chuyên gia cho rằng, các phương án này không những chưa giải quyết được tình trạng búc xúc của nhiều hộ sử dụng điện sinh hoạt khi hóa đơn tiền điện “tăng sốc” ở một số thời điểm, mà còn làm tăng thêm mối nghi ngờ về cách tính giá điện - vốn đang tồn tại nhiều bất cập thời gian qua. Bình luận “Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt: Càng sửa càng rối” của BTV Nguyên Long đề cập:
- Lãnh đạo các quốc gia trong khối ASEAN dự kiến đưa ra các sáng kiến thúc đẩy hợp tác nội khối, nhanh chóng vượt qua đại dịch tại Hội nghị cấp cao ASEAN.- Khai mạc Liên hoan Phát thanh Toàn quốc lần thứ 14 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp.- Biểu giá bán lẻ điện sẽ được cải tiến theo cơ cấu như thế nào?- Số ca mắc Covid-19 trong 1 ngày ở Mỹ quay trở lại mức cao nhất như đỉnh dịch tháng 4.- Tổng Thư kí LHQ kêu gọi Israel từ bỏ kế hoạch sáp nhập Bờ Tây.
Đang phát
Live