- Không ghi nhận ca mắc mới, Việt Nam còn 45 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại 6 cơ sở y tế.- Bộ Y tế yêu cầu các địa phương báo cáo khẩn kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19.- Từ 0h ngày 26/4 thêm 38.000 tấn gạo được xuất khẩu trong hạn ngạch tháng 4.- Các tỉnh Tây Bắc khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do dông lốc, mưa đá.- Gần 2.500 ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ trong một ngày qua. Tại Anh, vượt 20.000 ca tử vong, Bộ trưởng Nội vụ nước này gọi đây là mốc “kinh hoàng và bi thảm”.- Tổ chức y tế thế giới cảnh báo, trước nguy cơ bệnh nhân tái nhiễm Covid-19, các nước không nên cấp “hộ chiếu miễn dịch”.- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 trở thành ngày mà mọi người trên thế giới cùng nhau tìm hiểu và cổ vũ cho những đóng góp của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển chung của các quốc gia.
- Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 19 tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.- Bộ Y tế công bố 5 bệnh nhân tái dương tính với virus Sars Cov-2 sau khi ra viện. Các chuyên gia y tế lo ngại, những người bệnh đã điều trị khỏi có thể trở thành người lành mang virus trong cộng đồng chưa có miễn dịch.- Từ 0h ngày 26/4, 38.000 tấn gạo được xuất khẩu trong hạn ngạch tháng 4.- Điện Biên khẩn trương khắc phục hậu quả của các trận mưa lớn kèm giông lốc, trong khi Tây Nguyên trường kỳ khô hạn khốc liệt.- Bắt đầu từ chương trình thời sự chiều 25/4, Đài TNVN phát loạt bài “Tây Nguyên đối mặt với khô hạn - Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng?”.- Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 bị hoãn vào phút chót do những tranh cãi chưa hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc về vai trò của Tổ chức Y tế thế giới WHO.- Gần 2 tỷ tín đồ Hồi giáo trên thế giới chính thức bước vào tháng lễ Ra-ma-dan trong bối cảnh các quốc gia đều áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch Covid-19.
- Tiếp tục ghi nhận bệnh nhân dương tính trở lại với virus Sarcovi-2 sau khi đã được điều trị khỏi và xuất viện.- Thành phố Hồ Chí Minh nêu 3 nguy cơ lớn về dịch Covid-19 trong tình hình mới và đề ra các phương án phòng chống.- Hà Nội tiếp tục dừng tổ chức các hoạt động đông người nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.- Từ 0h sáng 25/4, Tổng cục Hải quan mở hệ thống đăng ký tờ khai xuất khẩu lượng gạo tồn tại cảng.- Thanh tra Chính phủ chính thức vào cuộc, thanh tra hoạt động quản lý xuất khẩu gạo thời gian gần đây.- Thừa khẩu trang nhưng khó xuất khẩu. Nghịch lý đang xảy ra trên thị trường vật tư y tế.- Mỹ khẳng định không tham gia sáng kiến toàn cầu chống dịch COVID-19 của Tổ chức y tế thế giới.- Hạ viện Mỹ thông qua đề xuất thành lập một hội đồng điều tra đặc biệt nhằm kiểm tra công tác ứng phó của chính quyền liên bang đối với đại dịch COVID-19.
- Sản xuất nông nghiệp tìm cơ hội phát triển trong bối cảnh dịch Covid-19.- Mỹ ngưng cấp thẻ xanh trong 60 ngày: Tác động như thế nào đến lao động nhập cư?- Chuyên mục “Covid 19 - Thế giới cùng hành động”.- Thóc đầy đồng, lúa đầy kho, không lo xuất hết gạo.- Cây ATM mì tôm” đầu tiên của một bác sĩ Hà Nội.
"Chính phủ nên cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường và không hạn ngạch"-. Đó là kiến nghị của các doanh nghiệp tại buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ Công thương với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại TP.HCM vào sáng 22/4. Tại đây, các doanh nghiệp đề nghị các bộ, ngành chức năng sớm tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục để 300 ngàn tấn gạo đang bị ách tắc tại các cảng có thể xuất khẩu trong những ngày tới. Phản ảnh của Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TPHCM:
- Ngày thứ 5 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.- Hà Nội và TPHCM kiến nghị dừng cách ly xã hội từ ngày 23/4 và áp dụng các biện pháp chống dịch bệnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội.- Sau Thái Bình và Cà Mau, hôm nay 21/4, tỉnh Thanh Hóa cho phép học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp… đi học trở lại. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên khi trở lại lớp học.- Chính phủ quyết định tạm ứng trước hạn ngạch 100 nghìn tấn gạo xuất khẩu trong tháng 5 tới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có gạo tồn đọng tại cảng.- Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 2 triệu rưỡi, trong đó có hơn 170 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại dịch đã khiến giá dầu tại Mỹ thủng đáy, giảm còn âm 37 đôla một thùng, mức thấp nhất trong lịch sử.- Bế tắc chính trị tại Israel 1 năm qua đã kết thúc khi Thủ tướng Netanyahu và đối thủ Gantz đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội.- Làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thành phố quyết liệt, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch bệnh.- 4 ngày liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Các bộ ngành địa phương khẩn trương rà soát, ban hành thêm các hướng dẫn, quy định để sẵn sàng “chung sống an toàn” với dịch bệnh nhưng tuyệt đối không chủ quan.- Từ hôm nay, học sinh lớp 9 và lớp 12 tỉnh Thái Bình và Cà Mau bắt đầu đi học trở lại, đảm bảo mỗi học sinh giãn cách tối thiểu 2 mét suốt buổi học và giờ giải lao.- Chính phủ yêu cầu thanh tra đột xuất công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo. Trong khi đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công an điều tra nghi vấn về sai phạm trong xuất khẩu gạo.- Đài TNVN bắt đầu loạt bài "Bước đi sai trái mới của Trung Quốc ở Biển Đông".- Trung Quốc phản bác thông tin virus SARS Cov 2 có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.- Cảnh sát Canada điều tra vụ thảm sát khiến ít nhất 17 người thiệt mạng.
- Ngày thứ 3 liên tiếp nước ta không có thêm ca mắc mới Covid-19. Công tác phòng chống dịch bệnh đang cho thấy những tín hiệu rất khả quan, song các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, bởi dịch bệnh sẽ còn kéo dài, không thể tính bằng tuần mà ít nhất là tính bằng tháng.- Bộ Công Thương lên tiếng trước thông tin "phớt lờ" góp ý của Bộ Tài chính về vấn đề xuất khẩu gạo.- Lần đầu tiên khai mạc Hội sách trực tuyến Quốc gia với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".- Mỹ tiếp tục là tâm điểm của đại dịch Covid-19 khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới.- Đêm qua diễn ra buổi trình diễn trực tuyến mang tên “Một thế giới: Cùng nhau ở nhà” quy tụ hơn 100 nghệ sĩ nổi tiếng để gây quỹ hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch.
Như Đài Tiếng nói Việt Nam đã thông tin về những khó khăn của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong những ngày gần đây khiến dư luận cho rằng, việc điều hành xuất khẩu gạo của các bộ, ngành đang thiếu sự phối hợp. Liên quan đến nội dung này, PV Nguyên Long phỏng vấn chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đức Thành - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR). TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, thay vì cấm xuất khẩu hay cấp quota xuất khẩu gạo như hiện nay, cần tính tới phương án thu thuế xuất khẩu gạo để thị trường tự điều tiết, tăng nguồn thu ngân sách và minh bạch thị trường.
Hiện, hàng chục ngàn tấn gạo của các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang nằm tại cảng, không thể đăng ký khai hải quan điện tử xuất khẩu. Hàng ứ đọng tại cảng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tiếp tục phải gánh thêm chi phí về kho, bãi; từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng mỗi ngày. Gạo để lâu còn ảnh hưởng đến chất lượng và chưa biết khi nào có thể giao hàng cho đối tác, nguy cơ phải đền hợp đồng. Phản ánh của nhóm phóng viên Phạm Hải - Nhật Trường và Phan Ánh:
Đang phát
Live