Các doanh nghiệp FDI đã mang đến Việt Nam vốn, kinh nghiệm thương trường, công nghệ… góp phần đưa kinh tế đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng. Tuy nhiên, bối cảnh mới với những biến động khôn lường của kinh tế quốc tế; với những cam kết mạnh mẽ-toàn cầu, đường hướng thu hút FDI từ cấp độ doanh nghiệp cho đến tầm vĩ mô đã có nhiều thay đổi: Không chỉ thu hút ngày càng nhiều “vốn ngoại” mà là tìm cách để vốn-kinh nghiệm-công nghệ-nhân lực “nhập” vào Việt Nam phải là dòng vốn chất lượng – dòng vốn “xanh”. Lựa chọn vốn FDI “xanh” làm động lực cho tăng trưởng bền vững cũng là chủ đề Dòng chảy kinh tế thứ 3, ngày 05/6/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, thượng viện và thanh tra Vương quốc Campuchia; tiếp đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ thăm và làm việc tại Việt Nam- 5 tháng qua cả nước thu hút gần 11 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam- Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo, không gian làm việc chung. Tuy vậy các không gian sáng tạo này vẫn chưa khẳng định được vị trí, vai trò của mình. Làm gì để phát huy đúng giá trị của các không gian sáng tạo?- Hai đảng giành được số phiếu bầu cao nhất trong cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan vừa qua đang nỗ lực giải quyết bất đồng về vị trí Chủ tịch Hạ viện- Lạm Phát của Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay, làm dấy lên lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới
Thời gian qua tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 143 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư hơn 14,6 tỷ USD. Với kết quả này, địa phương đang đứng đầu khu vực miền Trung và thứ 8 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong tổng số vốn đầu tư FDI vào Thanh Hoá thì Nhật Bản đang dẫn đầu, với 17 dự án đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh, tổng vốn đăng ký 12,532 tỷ USD, chiếm 86% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh. Điều gì tạo nên sức hấp dẫn từ Thanh Hoá đối với nhà đầu tư FDI nói chung, nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng?
Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng của chính sách thuế này được đánh giá là có cả thuận lợi và khó khăn đen xen, đòi hỏi có cả bước đi ngắn hạn và dài hạn để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức. Trong đó, nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và những giải pháp ứng đối chủ động, đang là vấn đề được thảo luận nóng hổi hiện nay. Vậy tính khả thi của việc nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu ra sao, và cách làm như thế nào? Đây là chủ đề được bàn luận trong Đối thoại, với sự tham gia của các vị khách mời:Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn về quản lý kinh tế - Economica Việt Nam.
Tìm giải pháp căn cơ, giải quyết dứt điểm vấn đề thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.- Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nước thuộc nhóm Nam bán cầu.- Tăng cường phòng, chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ thương hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.- Thu từ bất động sản và chứng khoản giảm mạnh, TP Hồ Chí Minh cần tìm nguồn thu thay thế
Hôm nay, ngày 30/4, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước- Phóng viên Đài TNVN phản ánh kết quả quan trọng chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Đông Urguoay của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta- Quảng Ninh khánh thành đường bao biển nối thành phố Hạ Long với Cẩm Phả- Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD. Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định: Đây là “cú hích” cho tăng trưởng của Việt Nam- Tổng thống Philippines lên đường thăm chính thức Mỹ trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày. Giới phân tích đánh giá, chuyến thăm nhằm mục đích tái khẳng định mối quan hệ đặc biệt giữa Philippines và Mỹ- -Căng thẳng giữa Ba Lan và Nga gia tăng sau khi Ba Lan tịch thu cơ sở giáo dục của Nga ở thủ đô Vác-sa-va
Nhiều tờ báo và chuyên gia quốc tế đánh giá, với chính sách kinh tế ổn định và niềm tin của giới đầu tư ngày càng được củng cố, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển vững chắc trong năm nay và năm sau, tạo động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tháng 3/2023, UBND tỉnh Long An tổ chức đoàn công tác đến một số quốc gia Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) nhằm quảng bá, mời gọi đầu tư, cho thấy sự năng động của chính quyền trong việc tìm kiếm sự quan tâm đầu tư từ các quốc gia phát triển. Động thái này cũng có ý nghĩa mang tính quyết định trong chiến lược của Long An nhằm duy trì vị trí tốp đầu về thu hút FDI ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Năm 2022, thành phố Đà Nẵng cấp mới 42 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cao hơn năm 2021 là 34 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký chỉ đạt gần 70 triệu USD, bằng một nửa so với năm 2021. Quý I năm nay, thành phố Đà Nẵng cấp mới 28 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 4,5 triệu USD. Tình hình thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng liên tục giảm. Trong khi đó, một số tỉnh, thành khác cũng được xác định là thành phố động lực của vùng như Đà Nẵng đều tăng cả về số dự án và số vốn. Khắc phục tình trạng này, thành phố Đà Nẵng xác định sẽ mở rộng, hoàn thiện các Khu Công nghiệp mới để thu hút đầu tư FDI.
Kinh tế Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng khá trong quý I/2023, đặc biệt là các mục tiêu về phục hồi du lịch, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Đang phát
Live