Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế xã hội trình Đại hội XIV của Đảng.- Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.- Quốc hội thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, sử dụng 60 nghìn tỷ đồng nguồn tích lũy của ngân sách trung ương và 50 nghìn tỷ đồng nguồn của ngân sách địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.- Tại kì họp thứ 50, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 và đồng chí Nguyễn Văn Thể, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.- Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế cam kết hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đảm bảo nguồn tài trợ tư nhân cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Anh Keir Starmer đang có chuyến thăm Pháp dự lễ kỷ niệm Ngày đình chiến ở Pari; là động thái mang tính biểu tượng khi ông Starmer trở thành nhà lãnh đạo Anh đầu tiên dự sự kiện kỷ niệm quốc gia của Pháp kể từ năm 1944. Chuyến công du được cho cũng nhằm thể hiện sự đoàn kết của châu Âu – chỉ vài ngày sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Theo giới quan sát, chuyến thăm được đánh giá là cơ hội quan trọng đối với Pháp và Anh - hai cường quốc châu Âu hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong bối cảnh nhiều câu hỏi đang đặt ra về cách ứng xử của ông Trăm dành cho liên minh xuyên Đại Tây Dương cũng như Ucraina khi trở lại Nhà Trắng. Góc nhìn của PV Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn vấn đề này.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.- Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc chuyến thăm chính thức Chile, bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima.- Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn với lĩnh vực Y tế, Thông tin và Truyền thông. Quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, chống lừa đảo trên môi trường mạng; xử lý tin giả, tin sai sự thật; giám sát chặt chẽ tình trạng "mua-bán thuốc không cần kê đơn" là những vấn đề được nhiều đại biểu và cử tri quan tâm.- Tại nghị trường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các nhóm vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ.- Các nhà lãnh đạo A-rập và Hồi giáo triệu tập hội nghị thượng đỉnh bất thường kêu gọi ngừng bắn trên Dải Gaza và Li-băng, đồng thời “đóng băng” tư cách thành viên Liên hợp quốc của Israel.- Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đạt bước đột phá đầu tiên về thị trường carbon với việc gần 200 quốc gia tham gia nhất trí các tiêu chuẩn mới của Liên hợp quốc (LHQ) về thị trường carbon quốc tế.
Cuộc chuyển giao quyền lực ở Mỹ luôn là một dấu mốc quan trọng, không chỉ đối với hệ thống chính trị nước này mà còn đối với chính sách đối ngoại toàn cầu. Sự kiện này càng đặc biệt hơn khi diễn ra sau cuộc bầu cử khá suôn sẻ và êm ả đưa cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng một lần nữa, trở thành ông chủ thứ 47 vào đầu năm tới. Với những tuyên bố mạnh mẽ về “Nước Mỹ trước tiên”, liệu chính phủ mới của ông Trump sẽ thay đổi cục diện quan hệ quốc tế như thế nào khi tình hình quốc tế hiện nay đã có nhiều thay đổi so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông?
Đối với các cử tri ủng hộ ông Donald Trump thực sự là khoảng thời gian tràn ngập hân hoan, khi ông Trăm giành chiến thắng thuyết phục, vượt qua đối thủ của mình ở tất cả 7 bang chiến trường. Dư luận Mỹ đang đặt nhiều kỳ vọng vào vị tổng thống thứ 47 và cách thức ông Trump sẽ vận hành đất nước để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại như ông tuyên bố. Và câu hỏi đặt ra là chính sách của chính quyền Donald Trump phiên bản 2.0 sẽ như thế nào? Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc cùng bàn luận câu chuyện này.
Người dân Mỹ đã có một đêm không ngủ sau khi chiến thắng gọi đêm ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống tại nước này. Hàng triệu người dân Mỹ, đặc biệt là những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump, đã đổ ra các đường phố để ăn mừng chiến thắng.
Sau khi ứng cử viên Đảng cộng hòa giành được số phiếu vượt quá 270 theo luật định để trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, lãnh đạo nhiều quốc gia đã gửi lời chúc mừng và mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Mỹ dưới thời chính quyền mới.
Ở thời điểm này, sự chú ý của dư luận thế giới vẫn tiếp tục đổ dồn về nước Mỹ - nơi mà hầu hết các điểm bỏ phiếu đã đóng cửa và bắt đầu quá trình kiểm phiếu để tìm ra người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. Không có một quy định cụ thể nào về thời điểm xác định được người thắng cuộc, mà điều đó tùy thuộc vào tốc độ kiểm phiếu của các bang: có thể là ngay trong đêm 5/11 (theo giờ Mỹ), tức là trong ngày hôm nay (theo giờ Việt Nam), hoặc có thể là phải mất vài ngày như từng xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020. Và trong quá trình chờ đợi những lá phiếu cuối cùng được kiểm đếm và hé lộ cái tên giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ bàn luận về cơ hội chiến thắng của hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump cùng bàn luận câu chuyện này.
Hôm nay (5/11), theo giờ Mỹ, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo nước Mỹ nhiệm kỳ 4 năm tới. Tâm điểm của mùa bầu cử năm nay, được đánh giá đầy kịch tính và khó đoán định là cuộc chạy đua giữa hai ứng cử viên với nhiều khác biệt trong cam kết tranh cử, gồm Phó Tổng thống Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa. Các cử tri tham gia cuộc bầu cử không chỉ bầu tổng thống, mà còn bỏ phiếu để chọn ứng viên cho các ghế Thượng viện và Hạ viện trong Quốc hội Mỹ. Phần lớn cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trực tiếp vào đúng ngày bầu cử. Tuy nhiên một số cử tri có thể lựa chọn bỏ phiếu sớm qua thư hoặc tại các địa điểm được quy định.
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến thời khắc quyết định của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, và đến thời điểm này, hai ứng cử viên là Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ka-ma-la Ha-rít) và ông Donald Trump (Đô-nan Trăm) vẫn đang so kè từng điểm số ủng hộ. Trong những ngày vận động tranh cử cuối cùng, cả hai nỗ lực chinh phục những cử tri còn đang lưỡng lự, đặc biệt là tại 7 bang chiến trường. Trong cuộc bầu cử năm nay, mặc dù bà Kamala Harris xuất phát muộn hơn ông Donald Trump rất nhiều, nhưng bà đã có sự “tăng tốc” ngoạn mục, thậm chí vượt lên dẫn trước trong nhiều cuộc thăm dò dư luận. Trong khi đó, ông Donald Trump sau thời gian lúng túng bởi sự kiện thay thế ứng cử viên của đảng Dân chủ đã dần lấy lại nhịp độ.
Đang phát
Live