Trong bối cảnh kinh tế- xã hội bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ về chính sách thuế bổ sung vào các chính sách đã được thực thi. Chính sách này sẽ phần nào giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung chúng tôi dành nhiều thời lượng trong Dòng chảy kinh tế hôm nay. Giảm thuế là giải pháp cấp bách hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người dân vượt khó; Xây dựng chính sách hỗ trợ về thuế các đối tượng gặp khó khăn do COVID-19 sát với tình hình thực tế; Chương trình còn có nội dung phản ánh: Ngân hàng chú trọng phát triển sản phẩm tín dụng nông nghiệp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn bên cạnh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh trong phòng chống đẩy lùi đại dịch Covid 19- Ủy ban TVQH xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội- Taliban lần đầu tiên họp báo sau khi tiếp quản Afghanistan- Mỹ lần thứ ba trong tháng 8 ghi nhận hơn 200.000 ca mắc Covid-19 trong một ngày
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, gần 1,2 triệu người thất nghiệp và khoảng 1,1 triệu người thiếu việc làm, thu nhập bình quân của người lao động giảm 226.000 đồng/tháng và theo dự báo, con số này vẫn sẽ không ngừng tăng lên. Vậy làm sao để đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh và làm thế nào để người bị mất việc, ngưng việc có thể nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động khi dịch Covid được kiểm soát, đẩy lùi? Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này. Bài 1: Thất nghiệp - thiếu việc làm gia tăng, gánh nặng cuộc sống người lao động.
Sau thời gian thực hiện mô hình "3 tại chỗ" từng áp dụng khá thành công tại một số khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang nhưng nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam gặp khó khăn khi thực hiện. Nhiều cuộc họp giữa các cơ quan chức năng và đại diện doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nhằm gỡ vướng, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Theo nhiều chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là DNNVV, quy mô doanh nghiệp, năng lực sản xuất, nhu cầu sử dụng lao động khác nhau, các ngành chức năng cần xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn phòng dịch để doanh nghiệp áp dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa các nước lớn!- Những thay đổi cần thiết nhìn từ thực tế áp dụng mô hình “3 tại chỗ” trong Doanh nghiệp.
Cơ sở y tế cần lưu ý gì trong khám sàng lọc và tiêm phòng vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ?- Triển khai phương án “3 tại chỗ”, doanh nghiệp đang gặp khó khăn.- Tổ chức tình nguyện Life Camp của Mỹ giúp hàn gắn vết thương tâm lý cho nạn nhân của bạo lực súng đạn.
Quốc hội đặt mục tiêu: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 2021 – 2025 đạt khoảng 6,5 - 7%.- Ngân hàng nhà nước yêu cầu các đơn vị trong hệ thống và các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thóc, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.- Thủ tướng Hy Lạp xin lỗi người dân vì xử lý chậm trễ thảm họa cháy rừng.- Thống Đốc bang New York của Mỹ - Andrew Cuomo - tuyên bố từ chức sau những cáo buộc quấy rối tình dục.
Tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Các giải pháp ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp đã đúng và trúng?- Thị trường trong nước –“chỗ dựa” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Bảo đảm cung ứng hàng hoá trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Nghị quyết 68 không chỉ bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đưa Nghị quyết đi nhanh vào cuộc sống, khẩn trương, kịp thời chi trả cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Đang phát
Live