Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường - ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết người dân, doanh nghiệp, người lao động ở mọi lĩnh vực, ngành, nghề. Nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân-người lao động, nhiều chủ trương, chính sách mới đang và sẽ được triển khai, nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Làm thế nào để đó cũng chính là động lực lan tỏa: để người dân, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp - toàn nền kinh tế-xã hội cùng nhìn nhận lại và nỗ lực thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình, trong cuộc chiến chung – nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa thiệt hại do Covid 19? Phóng viên VOV1 trao đổi, bàn luận cùng ông Nguyễn Quang Huân – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam:
Công tác ứng phó, ngăn chặn đại dịch nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng đang được chính quyền và các ngành chức năng Tiền Giang tiến hành khẩn trương.
Tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra kết luận có nhiều nội dung quan trọng, với sự chỉ đạo quyết liệt, giải pháp mới và mạnh hơn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 dự báo còn kéo dài, các ca lây nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng, cùng với Chính phủ, các địa phương, đơn vị, mỗi người dân, doanh nghiệp đã có những hành động thiết thực chung tay vào cuộc chiến chống dịch bệnh.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi đồng bào ở trong và ngoài nước về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Với các tầng lớp nhân dân nhân dân nói chung và cộng dồng doanh nghiệp nói riêng, đây là lời hiệu triệu thúc đẩy quyết tâm, tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn vượt qua đại dịch.
Cả nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động trong 7 tháng.- Phiên chứng khoán chiều 29/7, thanh khoản chưa tăng mạnh trở lại, nhưng VN-Index vẫn bật tăng mạnh.- Diễn biến mới nhất thị trường hàng hóa thế giới giao dịch liên thông trên Sở Giao dịch hàng hóa Việt nam.
Dịch Covid-19: “Lửa thử vàng” với doanh nghiệp Việt Nam - Doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương thực hiện “3 tại chỗ” để không đứt gãy chuỗi sản xuất - Nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Theo bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2020 do Startup Blink - Trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 59 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. - Thực tế cho thấy, dù trong khó khăn của đại dịch Covid-19 nhưng tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam vẫn được đẩy mạnh, minh chứng là con số doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời vẫn tăng mạnh. - Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 phức tạp và khó lường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tận dụng mọi nguồn lực để tồn tại và phát triển. Đây cũng là chủ đề của chương trình hôm nay. - Cùng bàn luận vấn đề này với Doanh nhân trẻ Lê Xuân Tùng, người sáng lập nhãn hiệu thời trang nam Biluxury và CEO Lê Dung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup.
Theo quyết định mới nhất từ UBND TP.HCM, để đảm bảo phòng chống dịch, doanh nghiệp phải thực hiện được một trong 2 điều kiện là “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 điểm đến” mới được phép hoạt động sản xuất từ 0h ngày 15/7. Ngay từ sáng nay (14/7), nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai phương án phù hợp với điều kiện thực tế của chính doanh nghiệp mình để có thể tiếp tục sản xuất.
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Và các Trường Đại học trên địa bàn các tỉnh, thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Cùng tìm hiểu mô hình đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, tỉnh Thái Bình với trao đổi của TS Trần Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình và ông Vũ Đức Đông, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Công ty CEO Thái Bình Holding.
Đang phát
Live