Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Từ việc rà soát 39 doanh nghiệp đăng ký thành công các tờ khai xuất khẩu gạo, số lượng hạn ngạch đạt 400.000 tấn theo Quyết định của Bộ Công Thương từ 0 giờ ngày 12/4, Tổng cục Hải quan nhận thấy có dấu hiệu khá bất thường. Trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo xuất hiện những doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ quốc gia mặt hàng gạo (theo đấu thầu của Tổng cục Dự trữ Nhà nước) nhưng theo báo cáo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thì những doanh nghiệp này lại không đến ký hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Khi hệ thống hải quan cho đăng ký tờ khai xuất khẩu, các doanh nghiệp này lại đăng ký tờ khai xuất khẩu lên tới hàng nghìn tấn gạo. Hiện tượng này ảnh hưởng đến việc cung ứng và an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh xâm nhập mặn cũng như hạn hán thời gian qua. Theo thông tin từ Tổng cục Dự trữ Nhà nước, cơ quan này sẽ đấu thầu lại số gạo hơn 182 nghìn tấn bị thiếu hụt do các nhà thầu bỏ không ký hợp đồng bán gạo. PV Trung Hiếu đã phỏng vấn ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước về cách xử lý vụ việc một số doanh nghiệp đã trúng thầu, nhưng từ chối bán gạo dự trữ cho nhà nước và kế hoạch thu mua gạo dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực.
- Góp ý Văn kiện Đại hội 13- Dân chủ nhưng không để phần tử cơ hội chính trị có đất phát triển.- Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19.- Giám sát chặt các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng chống dịch Covid-19.- Ảnh hưởng dịch Covid-19 - Trên 90% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đình trệ sản xuất.- Gia tăng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần do dịch Covid-19.
Cục quản lý thị trường Đăk Lăk đã ra quyết định xử phạt hành chính 110 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh bán lẻ xăng dầu do không thực hiện giảm giá xăng theo quy định. Như vậy chỉ trong vòng 1 tháng qua, Đăk Lăk đã phát hiện, xử lý hơn 10 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu ở địa phương, thu nộp ngân sách hơn 1 tỷ đồng. Phóng viên Minh Huệ, thường trú tại khu vực Tây Nguyên đưa tin.
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ được coi là một trong những mặt hàng chủ lực của ngành nông lâm nghiệp, với kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2019 đạt kỷ lục 11 tỷ USD, tạo tiền đề bứt phá tiếp tục cho ngành hàng này trong năm 2020. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhiều thị trường xuất khẩu đóng băng khiến các mặt hàng gỗ và lâm sản không tiêu thụ được, gần 80% lao động trong các doanh nghiệp phải nghỉ việc. Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu gỗ cùng các doanh nghiệp đang tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn này. Phóng viên Hương Lan thông tin.
Sở Du lịch TPHCM vừa có báo cáo đánh giá tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó. Duy Phương, phóng viên thường trú tại TPHCM đưa tin.
- Trong tháng 3: Hơn 32.000 tài khoản chứng khoán được mở mới- đây là số lượng tài khoản cao kỷ lục.- Tuần giao dịch mới này, có 14 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng.- Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà hồi phục, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 270 tỷ đồng trong phiên hôm qua.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các ngành tìm những cơ hội mới để phát triển đi lên. Trong “nguy” có “cơ”, khi nhiều đơn vị kinh doanh đuối sức vì Covid-19 thì vẫn có những người lội ngược dòng, tìm thấy cơ hội, hướng đi phù hợp giữa lúc nguy nan. Khi khách hàng ngại tới nơi đông người, không ít doanh nghiệp nhanh chóng phát triển kênh bán hàng online. Không chỉ công ty lớn, mà cả các tiểu thương tại nhiều chợ truyền thống có cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thời trang riêng trên Facebook cá nhân, Zalo… đều không quên kết thân với dịch vụ giao hàng. Nhiều doanh nghiệp đang chèo lái để vượt qua dịch Covid-19 bằng cách linh động chuyển đổi sản phẩm, đổi mới mô hình kinh doanh, kịp thời thích ứng các thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đang làm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Hơn lúc nào hết, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần phát huy nội lực, cấu trúc lại thị trường và hoạch định chiến lược để phát triển trong tương lai. Vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện ngay những giải pháp nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này, cũng như chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội mở ra sau khi dịch Covid-19 kết thúc. Về vấn đề này, phóng viên Thành Trung có cuộc phỏng vấn Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
- Tháng 3 vừa qua, có gần 32 nghìn nhà đầu tư trong nước mở tài khoản mới, chỉ xếp sau kỷ lục của tháng 3 năm 2018, cho thấy kỳ vọng sau dịch Covid-19 của nhà đầu tư.- Hàng loạt doanh nghiệp hoãn tổ chức đại Hội đồng cổ đông để chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19.
- 98% doanh nghiệp đang hoạt động sẽ được giãn tiền thuế.- Tài khoản giao dịch chứng khoán tăng cao nhất trong 3 năm qua.- Không báo cáo giao dịch, cổ đông lớn Giấy Việt Trì bị xử phạt.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)