Năm nay, ngành du lịch Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp lao đao, lao động mất việc làm. Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày, nhiều người, nhiều gia đình đã có kế hoạch cho các chuyến du lịch ở những địa điểm gần. Tuy nhiên, nhiều công ty lữ hành lớn đều bày tỏ sự thận trọng khi tư vấn khách hàng để tái khởi động thị trường phù hợp với tình trạng “bình thường mới”. Vậy chiến lược nào sẽ được triển khai để kích cầu du lịch nội địa sau khi dịch bệnh được kiểm soát?
Thực tế mấy tháng vừa qua, Covid-19 ở góc độ nào đó giống như một phép thử để qua gian khó thấy được những điều tốt đẹp: sự chỉ đạo điều hành sáng suốt của Đảng, Chính phủ, sự ủng hộ của Quốc hội, MTTQ và hệ thống chính trị, sự sẵn sàng của lực lượng biên phòng, các y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch và sự đoàn kết chung sức của toàn dân Việt Nam. Dù ai đó cố tình nói ngược thì cũng phải thừa nhận sự thật hiển nhiên ấy và tiếng nói “ngược chiều” ấy cũng trở nên lạc lõng. Bàn luận về chủ đề “Covid 19- lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khách mời là TS Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Những ngày này 45 năm về trước, cùng với các cánh quân tiến về Sài Gòn, đã có một lực lượng đặc biệt được giao thực hiện nhiệm vụ cũng rất đặc biệt. Đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Gặp lại cựu binh - những người trực tiếp giải phóng Trường Sa năm xưa để nhớ lại về những năm tháng hào hùng và đầy tự hào của thế hệ cha anh.- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khôi phục các hoạt động xã hội, tăng tốc phát triển kinh tế, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục cho phép tăng chuyến bay, tàu hỏa và xe khách.- Theo Bộ Y tế, kết quả nghiên cứu lấy mẫu 8 bệnh nhân tái nhiễm Covid-19 cho thấy, có tới 5 mẫu chỉ mang "xác virus", khả năng lây nhiễm của các ca này rất thấp.- Ít nhất 40 người thiệt mạng trong vụ nổ bom mới nhất tại Syria.- Quốc hội Pháp thông qua kế hoạch chi tiết gỡ bỏ phong tỏa toàn quốc từ 11/ 5 tới.
Thủ tướng Chính phủ chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Lúc này là thời điểm nhanh chóng khôi phục chuỗi sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề. Việc cần làm trước tiên là tập trung các biện pháp để đẩy nhanh tiến trình khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt chú trọng khởi động lại hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tới mọi mặt của kinh tế - xã hội toàn cầu. Tại nước ta, đến nay Chính phủ đã xác định tinh thần “sống chung với dịch” song vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế. Trong tình hình mới, nhiều doanh nghiệp đã dần thích ứng và đưa ra chiến lược khả thi nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, song vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó góp phần vào sự phục hồi phát triển kinh tế đất nước. PV Nguyễn Hằng có bài đề cập:
- Covid-19 tác động chuỗi cung ứng, khẳng định tiềm năng chuyển đổi số.- Thời điểm vàng để doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa.- Phụ nữ Hà Nội kết nối tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch.
Ngày 22/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Đó là tái khởi động sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh sống chung với nguy cơ có người nhiễm Covid-19, nhưng không để bùng phát thành dịch. Các doanh nghiệp cũng phải thích nghi việc sản xuất trong bối cảnh nới lỏng giãn cách xã hội và phòng trường hợp xấu nhất là dịch có thể quay trở lại.
Trước thực tế hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid 19, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Song đến nay, việc tiếp cận các gói hỗ trợ còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn này, các chính sách phải được triển khai nhanh chóng và có hướng dẫn cụ thể hơn để việc tiếp cận được dễ dàng. Từ đó tạo sức bật để doanh nghiệp phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phục hồi phát triển kinh tế đất nước. Ghi nhận của PV Nguyễn Hằng:
- Linh hoạt và sáng tạo - yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Cùng với những hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần phát huy nội lực đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi dịch Covid-19 đi qua.- Hiệu quả xuất khẩu trực tuyến – Thực tiễn không chỉ trong mùa dịch.
"Chung sống an toàn để phát triển"- đó là thông điệp mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã nhấn mạnh 4 an toàn trong thời điểm này, đó là sản xuất an toàn, đi lại an toàn, đến trường an toàn và khám chữa bệnh an toàn. Vậy, sự điểu chỉnh ấy sẽ được thực hiện như thế nào? Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Phạm Ngọc Thủy, Phó GĐ Thường trực Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)