Sáng nay, quân đội Israel đã mở các cuộc không kích dữ dội vào khu vực dải Gaza của người Palestine, đồng thời phát động một cuộc tấn công trên bộ vào vùng đất này.
Ngày 15/7, chiến sự tiếp tục bùng phát dữ dội tại nhiều khu vực ở Sudan giữa quân đội quốc gia và lực lượng đối địch mang tên Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF). Trong khi đó, nhiều quốc gia A rập tiếp tục lên tiếng kêu gọi thực thi một lệnh ngừng bắn tức thì nhằm tạo hành lang cho hoạt động nhân đạo cũng như mở ra cơ hội đối thoại chấm dứt xung đột tại Sudan.
Lệnh ngừng bắn 24 giờ giữa quân đội Sudan và Các lực lượng Hỗ trợ nhanh, đã nhanh chóng đổ vỡ ngay từ những giờ đồng hồ đầu tiên. Giao tranh vẫn xảy ra tại nhiều nơi của Sudan, gây ra những quan ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo cận kề, đặc biệt là tại thủ đô của nước này.
Hôm nay (17/4) các cuộc đụng độ vũ trang giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) tiếp tục gia tăng sang ngày thứ ba liên tiếp tại thủ đô Khartoum và một số khu vực lân cận.
Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2021 không thể không nhắc đến là ngày 31/08/2021- những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Kabul, để lại toàn bộ đất nước Afghanistan dưới sự kiểm soát của Taliban, khép lại một trong những cuộc chiến tranh dài nhất ở nước ngoài trong lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh một Afghanistan hỗn loạn, với vụ đánh bom “chào tạm biệt” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong những ngày rút quân cuối cùng, đặt câu hỏi lớn về tương lai của quốc gia Nam Á này cũng như tác động tới cục diện an ninh và chính trị thế giới trong thời gian tới?
Chiến sự ở Syria lại nóng lên với một loạt động thái làm gia tăng căng thẳng của các bên liên quan. Trước các vụ không kích ngày một gia tăng từ Israel, chính phủ Syria đã kích hoạt hệ thống phòng không nhằm ngăn chặn và hạn chế thiệt hại. Trong khi đó, nước làng giềng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị triển khai chiến dịch quân sự mới tại Syria. Tình hình ở Syria trở nên trầm trọng hơn cũng đã buộc quân đội Nga bắt đầu chuyển giao các loại vũ khí mới tới Syria. Những động thái cứng rắn từ các bên liệu có đẩy cuộc chiến ở Syria trước lằn ranh đỏ. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích nội này.
Sau những biến động chóng vánh tại Afghanistan với việc lực lượng Taliban trở lại nắm quyền, cộng đồng quốc tế đang hết sức lo ngại về nguy cơ chủ nghĩa khủng bố sẽ trỗi dậy tại quốc gia Nam Á này.
Tổng thống Ashraf Ghani đã rời khỏi Afghanistan, Taliban giành quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước sau khi tiến vào thủ đô Kabul và tuyên bố kết thúc cuộc chiến 20 năm với sự can dự của Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, sự kiện mang bước ngoặt lịch sử này đang được thế giới cũng như người “trong cuộc” tại Afghanistan đón nhận một cách “khá trái chiều”; Taliban cũng đã gửi đi thông điệp về một “Afghanistan mới” muốn chung sống hòa bình và không bị cô lập.
Bước sang ngày thứ 7 liên tiếp, cả Israel) và lực lượng Hamas tại dải Gaza đều tuyên bố chưa thể ngừng bắn, thậm chí còn cảnh báo cuộc chiến sẽ kéo dài và khốc liệt hơn. Giao tranh tên lửa, rốc-két và đạn pháo qua biên giới giữa 2 bên đang khiến số người thương vong tăng nhanh chóng. Hiện đã có thêm nhiều nỗ lực hòa giải từ quốc tế, song vẫn chưa thể hạ nhiệt được tình hình.
Lực lượng Hu-thi, Yemen mới đây đã tiến hành tấn công một loạt các khu vực của Saudi Arabia bằng máy bay không người lái và tên lửa, trong đó có vụ tấn công tên lửa vào các nhà máy lọc dầu quan trọng. Chiến sự đã leo thang khi Saudi Arabia tấn công đáp trả. Thế giới hiện đang rất quan ngại tình hình, đồng thời hối thúc các bên tìm ra giải pháp cho vấn đề Yemen. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Đang phát
Live