Năm 2021, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn và các nước tầm trung, kéo theo những cơ cấu an ninh mới ra đời và các mối liên kết cũ được củng cố. Trong đó, có thể kể đến vai trò của Australia khi quốc gia này có đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh được thành lập vào tháng 9 năm nay. AUKUS không chỉ tạo nền tảng để Australia nâng cao năng lực quốc phòng và thúc đẩy việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhạy cảm mà còn là mở ra cơ hội để Australia định hình vị thế trong khu vực trong nhiều năm tới.
Giải pháp thúc đẩy triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - Bước tiến lớn trong năm 2021.
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga trong tuần này của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thu hút sự quan tâm sâu rộng trong dư luận báo chí và giới chuyên gia Nga, đặc biệt là cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin và thông qua Tuyên bố chung về tầm nhìn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam đến năm 2030. Theo chuyên gia, quan hệ giữa hai nước đã được lên kế hoạch và ổn định trong 10 năm tới.
Chiến lược tài chính giai đoạn 2021-2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam.- Nhãn năng lượng – giái pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam.
Ngày mai, 24/11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được khai mạc tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 75 năm Hội nghị văn hóa toàn quốc( 24/11/1946- 24/11/2021). Sự kiện được kỳ vọng sẽ là dịp để đánh giá kết quả triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua. Từ đó, xây dựng được chiến lược phát triển văn hóa trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Thưa quí vị và các bạn! Sáng nay, 29/10, tại Hà nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức “Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành, địa phương, đại diện một số Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, đại diện các doanh nghiệp, giới học thuật, chuyên gia nghiên cứu. PV Xuân Lan đưa tin:
Sự thành lập liên minh mới mang tên AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia đang tác động đến chiến lược an ninh của một số quốc gia trên thế giới. Pháp là một trong số đó. Thỏa thuận AUKUS đã củng cố quyết tâm của Pháp trong việc xây dựng cái mà Tổng thống Emmanuel Macron nhiều lần nhắc đến, đó là “quyền tự chủ chiến lược”, một khái niệm cho phép Pháp nói riêng và rộng hơn là EU triển khai các mục tiêu an ninh, kinh tế một cách độc lập với các cường quốc khác. Sau sự hình thành của AUKUS và Pháp đứng ngoài liên minh này, những bước đi của Paris nhằm thúc đẩy quyết tâm triển khai ý tưởng “tự chủ chiến lược” được thể hiện ra sao? Thách thức và cơ hội của chiến lược này như thế nào?
Chuyên gia góp ý với lãnh đạo TP.HCM nhằm thực hiện chiến lược vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế: Nên thay đổi cách xét nghiệm và truy vết F0 hiện nay để không gây suy kiệt cho lực lượng y tế. Phát huy truyền thống năng động sáng tạo, tạo bạo để mở cửa lại nền kinh tế.
Chiến lược phòng chống dịch Covid-19 ở nước ta hiện nay cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn? Đây là vấn đề được Tổng hội Y học Việt Nam và các chuyên gia thảo luận tại cuộc họp sáng 15/9 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì về các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới.
Chiều 09/09, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với các chuyên gia, nhà khoa học để bàn các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới. Hai vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm thảo luận là biện pháp giảm tỷ lệ tử vong do dịch Covid-19 và áp dụng cách phòng chống dịch phù hợp với từng vùng, từng địa phương.
Đang phát
Live