Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA & những yêu cầu đặt ra.- Bước lùi trong đàm phán hạt nhân Iran.- Quảng Nam: Tạo sức bật mới cho sự phát triển từ tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chiến lược an ninh quốc gia mới thay thế bản chiến lược cũ đã được thông qua cuối năm 2015. Chiến lược mới nêu các ưu tiên chiến lược chính của Nga như bảo tồn dân tộc Nga, bảo vệ các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga, cũng như an ninh sinh thái và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo chiến lược mới, Nga sẽ giảm sử dụng đồng đôla trong ngoại thương, coi đây là biện pháp bảo đảm an ninh kinh tế đất nước. Điều đáng lưu ý trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga là mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ. Phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn về chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga.
Nâng cao chất lượng báo cáo, chất lượng tổ chức cuộc họp - Tăng chất lượng điều hành.- Ngành thuế gỡ khó trong việc kê khai, nộp thuế thay cá nhân kinh doanh trên kênh thương mại điện tử.- Gian “Bếp ấm” ở Cần Thơ - Ấm lòng lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch COVID-19.- Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga.- Nhật ký EURO 2020.
- “FTA & Vị thế của một Việt Nam chủ động hội nhập”. Bài 3: “FTA mới & chiến lược hội nhập mới”.- Đơn hàng dồi dào, dệt may lo thiếu lao động.
Chính quyền Liên bang Nga đang thảo luận Dự thảo Chiến lược an ninh quốc gia mới. Chiến lược này được sửa đổi 6 năm một lần, cập nhật những nội dung mới so với bản Chiến lược an ninh được ký năm 2015. Thư ký HĐ an ninh Liên bang Nga khẳng định, chiến lược an ninh quốc gia của nước này được đổi mới do bản chất của các mối đe dọa an ninh đã thay đổi đáng kể. Mặc dù chưa công bố hoàn chỉnh nhưng một số nội dung trong phiên bản chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga được giới học giả quốc tế chú ý, trong đó, có việc Nga có thể sử dụng các biện pháp mạnh mẽ để đáp trả các hành động không thân thiện của nước ngoài.
Israel, Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp cấp ngoại trưởng, nhấn mạnh nỗ lực xây dựng “một giai đoạn mới cho thịnh vượng và hòa bình của khu vực”. Đây cũng là sự kiện tiếp nối những hoạt động ngoại giao song phương và đa phương sôi động ở khu vực thời gian qua, làm dấy lên câu hỏi: Phải chăng ý tưởng về một “trục chiến lược mới” ở phía Đông Địa Trung Hải đang dần hình thành?
- Triển vọng kinh tế Việt Nam: tích cực trong trung hạn và dài hạn.- Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm: Gắn với xu hướng thời đại.- TPHCM: Đủ chiêu gian lận thuế VAT.
Trong định hướng phát triển thập kỷ tới, Liên minh châu Âu (EU) không chỉ hướng tới tự chủ về chính trị mà còn cả kinh tế. Điều này có thể thấy rõ trong chiến lược thương mại mới vừa được Ủy ban châu Âu công bố. Tài liệu có tên gọi “Tự chủ chiến lược rộng mở”, được xem là một cách để đối phó với các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, chủ nghĩa đơn phương và hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. So với chiến lược năm 2019, bản chiến lược mới được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 18/2 mang tính chất truyền đi thông điệp về lập trường rõ ràng hơn của liên minh này trong vấn đề thương mại.
"Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đưa ra nhiều điểm mới đột phá mang tính chiến lược, thể hiện khát vọng đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới; công tác nhân sự được chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng, công phu" – Đây là đánh giá của nhiều Đại biểu tham dự Đại hội XIII của Đảng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Quán triệt tinh thần đó suốt chiều dài lịch sử, Đảng ta luôn giành sự quan tâm lớn đến công tác cán bộ. Đặc biệt trong nhiệm kỳ XII, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định để tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ để lãnh đạo đất nước hiện thực hóa khát vọng: Đến giữa thế kỷ 21 Việt Nam trở thành nước phát triển, hùng cường, một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Bài viết của Sỹ Lý, phóng viên Đài TNVN đề cập nội dung này
Đang phát
Live