Sự kiện được dư luận đặc biệt quan tâm cuối tuần qua là chuyến công du 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia và Campuchia của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từ ngày 10-13/8. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á của ông Vương Nghị kể từ khi ông được tái bổ nhiệm vị trí Ngoại trưởng. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân tích tổng quan về chuyến thăm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á nhìn từ chuyến công du này.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng phối hợp tổ chức vào tối qua (12/8), tại Quân cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Chương trình được tổ chức để nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo; đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36 ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Việc kết hợp hài hoà giữa các vấn đề về thời sự, chính luận với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, sân khấu hoành tráng… đã góp phần tạo nên sự thành công của chương trình.
New Zealand vừa công bố Chiến lược Hàng không Vũ trụ đầu tiên của mình cho giai đoạn 2023-2030 với quyết tâm trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Cùng với nhiều sự kiện quốc tế nóng đang diễn ra, việc Chính phủ Đức mới đây lần đầu tiên công bố 1 chiến lược mới đối với Trung Quốc khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Với độ dài 64 trang, bản chiến lược này cho thấy một nước Đức thực dụng, « không muốn tách khỏi » Trung Quốc, nhưng tìm cách « giảm tối đa rủi ro » trong mối quan hệ với Trung Quốc. Dưới góc nhìn phân tích, bản Chiến lược mới được cholà thể hiện lập trường cứng rắn hơn của Đức đối với Trung Quốc, điều mà Trung Quốc cho rằng sẽ tổn hại đến lợi ích song phương. Câu hỏi đặt ra là vì sao đến thời điểm này Đức mới xây dựng một bản chiến lược riêng với Trung Quốc? Sự thay đổi trong chính sách với Trung Quốc của Thủ tướng Olaf Scholz phản ánh điều gì? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Công tác dân tộc được Đảng và Nhà nước xác định là một nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, cấp bách. Thời gian qua có nhiều chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số được ban hành đã hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân và đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khơi thông thế mạnh, tiềm năng kinh tế - xã hội của vùng.
Trong động thái mới nhất để tăng tốc hướng tới cuộc đua bầu cử Tổng thống cam go vào năm tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “đặt cược” vào chiến lược kinh tế có tên Bidenomics. Bởi thời gian qua, Tổng thống Biden gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục người dân Mỹ rằng, ông đang điều hành đất nước một cách hiệu quả, trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá vì Covid-19, tình trạng lạm phát kéo dài hay gián đoạn chuỗi cung ứng…Liệu chiến lược kinh tế mới này có thể giúp đương kim Tổng thống Mỹ củng cố lòng tin của cử tri, giúp chính quyền của đảng Dân chủ có thêm sức mạnh trong cuộc cạnh tranh giành sự ủng hộ của các bang còn dao động? Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc phân tích rõ hơn câu chuyện này.
Tại hội thảo tham vấn “Xây dựng Chiến lược Truyền thông về Năng lượng bền vững giai đoạn đến năm 2030” do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức hôm nay (27/6/2023) tại Hà Nội, các bên liên quan đều nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành năng lượng Việt Nam theo hướng sạch, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng; Và để có thể đạt được các mục tiêu về phát triển năng lượng bền vững gắn với giảm phát thải khí nhà kính đề ra tại Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 (Quy hoạch Điện 8) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "sẽ ưu tiên các giải pháp truyền thông trên môi trường số".
Quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc. Indonesia hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong khu vực. Đây là khẳng định của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia trong cuộc phỏng vấn với Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Indonesia nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia (27/6/2013 – 27/06/2023).
TP.HCM là một trong những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư. Hiện nay, Thành phố đang rất chú trọng thu hút những nhà đầu tư chiến lược, thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, để thu hút được những “đại bàng” này thì TP cần phải có quỹ đất lớn. Chính vì vậy, trong dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, TP.HCM đề xuất cho phép HĐND TP được quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa dưới 500ha. Nếu được như vậy, TP.HCM sẽ có bước trong những bước đột phá trong thu hút đầu tư.
Thu hút, trọng dụng nhân tài đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ sớm và đã ban hành nhiều chính sách. Cụ thể hóa các chính sách đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể khác nhau. Các địa phương đã tích cực triển khai các cơ chế đãi ngộ cụ thể như ưu tiên tuyển thẳng, ưu đãi cấp nhà, chính sách lương và hỗ trợ ban đầu, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng. Vậy nhưng, trong thực tế, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn nên chưa giữ chân được người tài và chưa thúc đẩy được những đóng góp của họ vào lợi ích chung của đất nước. Thực tế này đòi hỏi đề án chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài phải có tư duy đột phá.
Đang phát
Live