Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và chúc tết tại Thái Nguyên và Kiên Giang- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của ngành Ngoại giao- Tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm nay của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị làm rõ những sai phạm do cán bộ tham lam, liều lĩnh hay có nguyên nhân về cơ chế chính sách, ban hành quy định lỏng lẻo- Lạng Sơn thay đổi quy trình kiểm soát xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, nhằm thích ứng linh hoạt, kịp thời với việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19- Tình hình chính trị tại Brazil đã trở lại bình thường, sau cuộc bạo loạn của nhóm đối tượng cực đoan ủng hộ cựu Tổng thống Bôn Sô-na-rô bao vây Tòa nhà Tổng thống, Tòa án Tối cao- Nga dự kiến đầu tư gần 3 tỷ đô la Mỹ xây dựng hành lang vận tải Bắc-Nam quốc tế, thay thế hệ thống hậu cần Châu Âu
Sau 15 vòng bỏ phiếu, ông Kevin McCarthy cuối cùng cũng đã đắc cử trở thành Chủ tịch mới của Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy nhiên, sau nhiều nhượng bộ với các nghị sĩ theo đường lối cứng rắn, nhiệm kỳ của tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Từ 1/1/2023, Thụy Điển đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU). Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình nghị sự kéo dài 18 tháng từ 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển. Giới phân tích nhận định 6 tháng tới, không phải là chặng đường dễ dàng đối với quốc gia Bắc Âu này, khi các thành viên EU còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Trong bối cảnh ấy, liệu Thụy Điển có thể thúc đẩy mục tiêu “nhất thể hóa” của EU? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Sáng nay (05/01), tại huyện NongBok, tỉnh Khammuan đã diễn ra lễ khởi công xây dựng trường Trung cấp dạy nghề kiểu mẫu, quà tặng của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dành cho Chính phủ và nhân dân Lào.
Bắt đầu từ ngày 1/1, Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm tạo một “bước ngoặt” hướng tới một châu Âu “hùng mạnh và có chủ quyền”. Thế nhưng, giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2022, Paris sẽ có một nhiệm kỳ bộn bề khó khăn với sự bùng nổ mới của dịch Covid-19 cũng như kỳ bầu cử Tổng thống bận rộn vào tháng 4 tới đây.
Pháp vừa chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) nửa đầu năm 2022. Đây là lần thứ 13 Pháp giữ vai trò này kể từ khi EU được thành lập. Với cương vị này, Pháp phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng theo chương trình lập pháp của châu Âu và đưa ra thỏa hiệp có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị giữa chính phủ của 27 quốc gia thành viên hoặc giữa các chính phủ và Nghị viện châu Âu. Theo dự tính, trong nhiệm kỳ 6 tháng này, gần 400 sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ tổ chức tại Pháp, Bỉ cũng như trong các quốc gia thành viên trước khi Pháp chuyển giao vai trò chủ tịch cho Thụy Điển vào nửa cuối năm nay. Với phương châm Phục hồi, mạnh mẽ, tương hỗ. Tổng thống Pháp Macron đã công bố những ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên này bao gồm chủ quyền, tăng trưởng, sinh thái, chuyển đổi kỹ thuật số, nhà nước pháp quyền. Vậy, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu, nước Pháp sẽ đối mặt với những thách thức nào và đâu là mục tiêu quan trọng nước này đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn thách thức? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích:
Sáng nay, tại Nhà Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức phiên họp lần thứ 4 cho ý kiến vào chuyên đề “Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chủ trì phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục nghiên cứu tăng cường tính chuyên trách, chuyên nghiệp của đại biểu Quốc hội.
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công an long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Công an nhân dân phát hành số đầu tiên (1/11/1946-1/11/2021), 40 năm Ngày thành lập Nhà Xuất bản Công an nhân dân (10/2/1981-10/2-2021), 10 năm Ngày phát sóng chính thức Kênh Truyền hình Công an nhân dân (11/12/2011-11/12/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an Tô Lâm cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương.
Cách đây 75 năm trước, trên gác 2 ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương nằm ngay đầu làng Vạn Phúc (Hà Đông), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. 20 giờ 3 phút ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm chiến đấu vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời hịch non sông, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. 75 năm đã đi qua, đất nước đã có nhiều thay đổi, nhưng lời hiệu triệu đó vẫn còn nguyên giá trị, để lại những bài bài học sâu sắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiều 15/12, ông Trần Thanh Mẫn - ủy viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch thường trực Quốc hội và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đến thăm, chúc mừng Giáng sinh 2021 tại Tòa Giám mục Giáo phận Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang).
Đang phát
Live