
Ngày 2/10, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một số nội dung quan trọng, trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay thì đây là thông tin được đa số công nhân viên chức, người lao động mong chờ. Việc cải cách chính sách tiền lương có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? Những vấn đề gì người lao động cần lưu ý liên quan đến chế độ tiền lương mới? Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.
Bộ Chính trị yêu cầu có chính sách lương theo từng lĩnh vực sự nghiệp công lập và thu hút nhân tài vào khu vực này- Tỉnh Hậu Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng qua khi đạt trên 13%- Trong khi đó, lần đầu tiên trong năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp của nước ta đạt mức tăng trưởng dương- Bộ Giáo dục Đào tạo tiếp tục ban hành văn bản, yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học- Tuyến cống nối 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước bị sập, khiến hàng ngàn hộ dân bị chia cắt- Nước Mỹ đối mặt nguy cơ Quốc hội “treo” sau khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCathy bị phế truất- Giải Nobel Hóa học năm nay vinh danh công trình khám phá và phát triển các chấm lượng tử
Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới từ 1/7 năm tới.- Kinh tế TP.HCM bắt đầu phục hồi với mức tăng trưởng quý 3 ước tăng 6,71%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc phục hồi này là chưa bền vững, đòi hỏi có sự hỗ trợ doanh nghiệp gỡ các nút thắt cũng như tìm thị trường mới.- Bộ đội biên phòng và ngư dân tỉnh Cà Mau kịp thời cứu vớt 15 ngư dân gặp nạn trên biển.- Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á do triển vọng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn kỳ vọng.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích các nước sử dụng loại vắc xin sốt rét và sốt xuất huyết mới cho trẻ em nhằm giảm số ca mắc các bệnh nguy hiểm do muỗi lây truyền này.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội. Trong tổng số 26 chỉ tiêu, có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn và 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, một số chính sách đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Để có thể quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam có kế hoạch ban hành một Nghị quyết mới về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một nội dung được Trung ương bàn và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 - “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
"Làm thế nào để báo chí phát huy sức mạnh, thực sự là kênh chủ lực của truyền thông chính sách" là chủ đề chính được thảo luận trong chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: “Truyền thông chính sách- Góc nhìn từ các cơ quan báo chí” được tổ chức chiều nay (29/9) tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Sự kiện do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND các tỉnh Quảng Ninh và Hà Nam tổ chức.
Chiều nay, Ủy ban TVQH bế mạc phiên họp lần thứ 26. Trước đó, cho ý kiến (lần 2) về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu đề nghị quy định đảm bảo nghiêm ngặt đất trồng lúa, tránh việc trục lợi chính sách nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.
Thời gian qua, số lượng Hợp tác xã không ngừng tăng lên, doanh thu và thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX dần được cải thiện, giúp nâng cao đời sống kinh tế hộ thành viên, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị cho xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển khu vực kinh tế tập thể tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ đa số còn yếu, cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật của HTX nghèo nàn. Các thách thức này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với khu vực kinh tế tập thể cần thay đổi, phát huy các lợi thế và vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào hoàn thiện chính sách để phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Georgetown ở thủ đô Washington của Mỹ. Bài phát biểu của Thủ tướng đã được chính giới, học giả và nhiều sinh viên ở Mỹ đánh giá cao.
Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo Thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường. Đồng thời, nó tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Thành phố phát triển bền vững hơn. Có rất nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó có việc đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất mà TP cần thực hiện và đề xuất với Chính phủ. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:
Bên lề Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, các nghị sĩ trẻ ấn tượng và có những cảm nhận sâu sắc về thông điệp cũng như các sáng kiến, giải pháp được nghị sĩ các nước chia sẻ.
Đang phát
Live