Thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã triển khai nhiều chính sách cụ thể để thu hút nhân tài trong các lĩnh vực như: y tế, tài chính, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ,…Vậy nhưng, trong thực tế, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn nên chưa giữ chân được người tài và chưa thúc đẩy được những đóng góp của họ vào lợi ích chung của đất nước.
Một con đường rộng mở, nhà văn hoá khang trang, sinh kế mới hiệu quả... không còn là ước mơ, mà giờ đây nó đã trở thành hiện thực với nhiều người dân ở vùng khó Sơn La. Đây là kết quả bước đầu sau gần 2 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Italia đến chào từ biệt- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế- Chính thức sử dụng tài khoản VNeID đối với hành khách đi máy bay nội địa từ hôm nay- Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện- Chính quyền quân sự Ni-giê thông báo mở lại biên giới với 5 nước láng giềng- Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đề nghị chính phủ điều chỉnh lệnh cấm ban hành hôm 20 tháng 7 vừa qua
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ và cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.- Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới.- Từ hôm nay, Bộ Công an bắt đầu tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải trên toàn quốc.- Hơn 7.000 người mất gần 140 tỷ đồng trong thẻ tín dụng vì sập bẫy 'rút tiền miễn phí' của các đối tượng lừa đảo.- Mianma tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng.- Trong khi đó, tình hình Nigiê vẫn đầy bất ổn khi chính quyền quân sự không ngừng bắt giữ các quan chức cấp cao.- New zealand bắt đầu lắp đặt hệ thống camera giám sát trên tàu ngư dân để quản lý hoạt động đánh bắt hải sản và tăng cường bảo vệ vùng biển quốc gia. Cũng trong chương trình, BTV Đài TNVN có bình luận về những việc cần làm để không còn những phiên tòa “chuyến bay giải cứu”.
Những tác động kéo dài từ đại dịch Covid-19 cùng bối cảnh quốc tế khó lường suốt thời gian qua đã, đang và được dự báo sẽ còn tiếp tục khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp bị ngưng trệ, kéo theo đó là tình trạng mất việc, thất nghiệp của nhiều lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp luôn hữu dụng, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường lao động có nhiều biến động như thời gian này. Đáng chú ý, vì không biết hoặc hiểu chưa rõ về chính sách, nhiều lao động đã và đang đánh mất nguồn lợi thiết yếu – luôn được ví như phao cứu sinh khi rơi vào diện thất nghiệp. Ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ cung cấp thông tin thực tiễn và giải đáp thắc mắc – hỗ trợ quý vị và các bạn hưởng lợi tối ưu từ nguồn an sinh này.
76 năm qua kể từ ngày 27-7-1947 được chọn là Ngày Thương binh, liệt sĩ, Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn tri ân những người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đối với người có nhiều cống hiến cho đất nước. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”. Làm sao để chế độ ưu đãi phù hợp với công lao, mức độ cống hiến của người có công, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước?
- Kinh tế vĩ mô đang hỗ trợ phục hồi thị trường chứng khoán- Phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Tập đoàn LandDora về tác động của chính sách tới doanh nghiệp BĐS- Tiêu điểm kinh tế địa phương là nội dung: Lào Cai phấn đấu là trung tâm logistics của cả nước.
Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng và áp dụng pháp luật là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao năng lực phòng, chống tham nhũng qua việc thiết kế chính sách khoa học, minh bạch và vượt qua những tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích” là vấn đề mà Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã và đang đặc biệt quan tâm.
Huyện Bình Chánh nằm ở khu Nam TP.HCM, đến nay có hơn 27.500 doanh nghiệp đang hoạt động. 6 tháng đầu năm thu ngân sách địa phương gần 1.100 tỉ đồng, đạt 52,11% so với dự toán năm 2023. Toàn huyện cũng có 1.391 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp thành lập mới, tăng 61 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp so với năm 2022. Đây cũng là tín hiệu khả quan, phản ảnh những nỗ lực của địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thu hút nguồn đầu tư đẩy mạnh phát triển khu Nam thành phố.
Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương là Thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội và mới đây nhất là Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các cơ chế, chính sách đặc thù này để phát triển các địa phương. Tuy nhiên, những lực đẩy nào, những yếu tố gì cần được kích hoạt để tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, đạt được mục tiêu đặt ra? Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và GS-TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa 14, 15 cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live