Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với TPHCM triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.- Bộ Công Thương đề ra 8 giải pháp trọng tâm thúc đẩy xuất khẩu 6 tháng còn lại của năm nay.- tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu xây dựng đường ray trên không vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).- Giá điện sinh hoạt dự kiến cao nhất hơn 3.450 đồng một kWh.- Bộ trưởng Tài chính Mỹ thăm Trung Quốc - chuyến thăm được đánh giá nhằm hàn gắn quan hệ hai bên.- Hàn Quốc và Trung Quốc phản ứng trước việc Nhật Bản cấp phép xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57,3 %. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với lồng ghép các chính sách của Trung ương, của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái còn ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, cũng như tuyên truyền, vận động giúp đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, qua đó đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc.
Để tri ân, tôn vinh cũng như chia sẻ với sự mất mát và nỗi đau của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm lo và người có công với cách mạng; tổ chức vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", ''Uống nước nhớ nguồn'', "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng"… Nhiều chủ trương, chính sách được triển khai thực hiện hiệu quả; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi không ngừng được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung.
Nửa đầu năm, cả nước có 113.600 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 100.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp rút lui và số doanh nghiệp thành lập mới gần bằng nhau phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh đang khó khăn, cần được hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển. "Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh – Nhìn từ số liệu thống kê 6 tháng đầu năm" là chủ đề Diễn đàn Chủ Nhật, với sự tham gia bàn luận của các khách mời: Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ; Ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); Chuyên gia kinh tế Trần Quý, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 28/6, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tham dự Hội nghị về chính sách quản lý di dân ASEAN+ tại thủ đô Bắc Kinh.
Nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao bằng khen cho 8 tập thể và 42 cá nhân về công tác Truyền thông phát triển kinh tế xã hội vùng. Trong đó có Phóng viên của Ban Thời sự và Báo Điện tử- Đài TNVN. Đây là dịp để đánh giá toàn diện khách quan, tôn vinh, tri ân về nỗ lực, cống hiến của Mạng lưới truyền thông báo chí của Bộ đối với một vấn đề cụ thể. PV Xuân Lan thông tin:
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, vào chiều nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo nghị quyết mới của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phồ Hồ Chí Minh. Các đại biểu đề nghị phải có những cơ chế, chính sách mới, đủ mạnh, vượt trội để thành phố Hồ Chí Minh bứt phá, phát triển như: chính sách rút ngắn thời gian thực hiện vốn đầu tư công; chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn thành phố và ban hành quy định về tuyển dụng, trả lương công chức thành phố gắn với tăng thu ngân sách.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa sau đại dịch Covid-19, thế nhưng tỷ lệ phục hồi ngành du lịch nước ta lại ở mức thấp trong khu vực. Năm 2022, tổng lượng khách quốc tế chỉ đạt hơn 3.6 triệu lượt, thấp hơn mục tiêu đề ra là 5 triệu lượt khách. Theo các chuyên gia, chính sách thị thực (visa) cứng nhắc, chưa cởi mở, chính là một trong những “điểm nghẽn” cản trở khiến ngành du lịch nước ta “đi trước nhưng về sau”. Vậy làm sao để không chỉ thu hút mà còn giữ chân du khách? PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận nội dung này.
Sáng nay (31/5), Chính phủ New Zealand đã công bố Chính sách Vũ trụ quốc gia, nhằm cụ thể hoá các đường lối chính sách phát triển ngành công nghiệp vũ trụ và nghiên cứu không gian của nước này với những mục tiêu và kế hoạch phát triển rõ ràng.
Theo chương trình làm việc, trong 2 ngày 30 và 31/5, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và giải pháp thúc đẩy thực hiện hiệu quả kế hoạch năm 2023. Trong đó, một nội dung nóng sẽ được các đại biểu quan tâm cho ý kiến, là việc tiếp tục thực hiện như thế nào đối với chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao việc triển khai gói hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng 2% đã được Chính phủ thực hiện trong năm 2022. Tuy nhiên, phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp cũng cho thấy, còn một số khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách, nhất là đối với việc một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng chính sách này, như kinh doanh tài chính, bất động sản… Ông Đậu Anh Tuấn, phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live