Làm sao để bảo vệ các bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường? Nên có những chính sách gì để hỗ trợ lực lượng y tế giai đoạn này? Mời quý vị cùng nghe chương trình Xã hội chuyển động:
Thời gian giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong 30 ngày qua tại thành phố Hà Nội cùng với việc đảm bảo bình ổn cung cầu trên thị trường, công tác an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, trong đó đáng chú ý là có những chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn riêng có của thành phố. Đây cũng là cơ sở để đa số người dân, đặc biệt là những người bị mất thu nhập, hộ nghèo yên tâm thực hiện phòng chống dịch.
Trong bối cảnh kinh tế- xã hội bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ về chính sách thuế bổ sung vào các chính sách đã được thực thi. Chính sách này sẽ phần nào giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung chúng tôi dành nhiều thời lượng trong Dòng chảy kinh tế hôm nay. Giảm thuế là giải pháp cấp bách hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người dân vượt khó; Xây dựng chính sách hỗ trợ về thuế các đối tượng gặp khó khăn do COVID-19 sát với tình hình thực tế; Chương trình còn có nội dung phản ánh: Ngân hàng chú trọng phát triển sản phẩm tín dụng nông nghiệp.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường - ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết người dân, doanh nghiệp, người lao động ở mọi lĩnh vực, ngành, nghề. Nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân-người lao động, nhiều chủ trương, chính sách mới đang và sẽ được triển khai, nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Làm thế nào để đó cũng chính là động lực lan tỏa: để người dân, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp - toàn nền kinh tế-xã hội cùng nhìn nhận lại và nỗ lực thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình, trong cuộc chiến chung – nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa thiệt hại do Covid 19? Phóng viên VOV1 trao đổi, bàn luận cùng ông Nguyễn Quang Huân – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam:
* Xúc tiến thương mại hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh.* Phỏng vấn ông Phan Trọng Lê - Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (đại diện Sàn Postmart ): Thương mại điện tử cần được tạo điều kiện tốt hơn, phát triển xứng với tiềm năng.* Nhiều chủ trương, chính sách mới có hiệu lực - hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Từ tháng 8/2021, nhiều chính sách, văn bản mới có liên quan đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người dân như: Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức; Nới tiêu chuẩn trở thành tiến sĩ; 3 trường hợp dừng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Gắn chip vào hộ chiếu...
-Tuổi trẻ Sóc Trăng san sẻ khó khăn cùng người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 - Trục lợi chính sách trong phòng chống dịch – hành vi cần lên án - Giải pháp nào để đảm bảo an toàn cho đội ngũ giao hàng công nghệ?
Dù đã bị thu hồi chỉ sau 2 ngày ban hành, nhưng công văn của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, có liệt kê 12 sản phẩm thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị COVID -19 đã khiến nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có trong danh mục tăng giá chóng mặt, từ vài trăm nghìn lên tới 1 đến 2 triệu đồng/hộp. Thậm chí còn khan hiếm tới mức, khách hàng muốn mua phải đặt cọc trước để chủ hiệu thuốc đặt hàng mới có sản phẩm. Chưa bàn đến chất lượng, tác dụng thực sự của sản phẩm, nhưng trong thời điểm dịch bệnh, người dân đang khó khăn, chuyện dựa vào chính sách để đột ngột tăng giá, kiếm lời được xem là hành vi thiếu đạo đức và cần được lên án, xử lý nghiêm. Đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực y, dược, liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia Tp.HCM, Trưởng VP Luật sư Nguyễn Văn Hậu và cộng sự bàn luận về vấn đề này:
Trục lợi chính sách trong phòng chống dịch – hành vi cần lên án.- Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan.- Loạt bài: “FTA & Vị thế của một Việt Nam chủ động hội nhập”, phần 3: “FTA mới & chiến lược hội nhập mới”.- Sử dụng công nghệ “đếm thời gian” chuẩn xác tại Olympic Tokyo 2020.
Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách đã được triển khai. Mới đây nhất ngày 24/07, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Chính sách với người có công không ngừng được hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện cho các thương binh, gia đình liệt sĩ được hưởng những chính sách ưu đãi, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương, tiếp tục phấn đấu, vượt khó có những đóng góp nhất định cho xã hội.
Đang phát
Live