Một mùa xuân mới lại về mang theo những món quà Tết đầy ý nghĩa, mang đến nụ cười hạnh phúc cho biết bao người. Với người nghèo, họ càng thấy ấm áp hơn khi những vòng tay yêu thương luôn rộng mở. Đó là niềm tin, điểm tựa và là động lực để họ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hòa chung không khí đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho người nghèo theo đúng tinh thần “không để hộ nào, gia đình nào và người nào không có Tết”. Vậy, đến thời điểm này, những gói quà mang nặng nghĩa Đảng, tình dân với tinh thần “tương thân, tương ái” đã đến với những hộ nghèo, đối tượng chính sách, người có công với cách mạng thiết thực và hiệu quả? Với vai trò của mình, Mặt trận tổ quốc đã tổ chức giám sát để những phần quà được trao đúng đối tượng, tránh thất thoát, lãng phí hay trùng lắp, bỏ sót đối tượng?...Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao đổi về vấn đề này.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các địa phương đẩy mạnh hoạt động chăm lo Tết cho gia đình chính sách, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.- Tối nay, diễn ra Chương trình "Mùa xuân cho em" nhằm tri ân những đơn vị cá nhân trong và ngoài nước dành những tình cảm đặc biệt cho trẻ em khó khăn Việt Nam.- Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa lớp 8 và lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới.- Israel tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Palestine vì đã phát động một “cuộc chiến chính trị và pháp lý” chống lại Israel.
Trong 2 ngày (5-6/1), tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo “Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố Đà Nẵng chi ngân sách gần 75 tỷ đồng tặng quà các đối tượng chính sách, hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội.
Tại Nghị quyết số 12, ban hành 31/12, về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ủy ban TVQH khóa 15 đã quy định cụ thể về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19; người phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
Năm 2021, chính trường Nhật Bản đã có những thay đổi lớn, trong đó có việc Thủ tướng Kishida Fumio chính thức lên nắm quyền thay cho cựu Thủ tướng Suga. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới của Nhật Bản cũng đã có rất nhiều điều chỉnh về chính sách với mong muốn thúc đẩy hơn nữa uy tín và vị thế của nước Nhật trong bối cảnh mới. Là một người theo chủ nghĩa ôn hòa và ưa thích sự ổn định, năm 2022, ông Kishida Fumio được cho là sẽ tiếp tục dẫn dắt Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vượt qua hàng loạt khó khăn hiện tại, như khống chế đại dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế, tình trạng già hoá dân số và căng thẳng với Trung Quốc. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú tại Nhật bản cùng nhìn lại những biến động trên chính trường Nhật Bản một năm qua và những dự báo cho năm mới 2022.
Nhìn lại các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch.- Các nhà khoa học Israel tìm ra phương pháp tích trữ năng lượng mặt trời vào ban đêm.- Những sáng kiến, mô hình giúp người dân vượt qua đại dịch.
Gần 2 năm qua, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch thứ 4, quan điểm “Đảm bảo an sinh xã hội – là mục tiêu, là động lực phát triển nhanh và bền vững” của Đảng, Chính phủ được thể hiện rõ nét qua hơn 70 chính sách khác nhau - liên quan tới Nghị quyết 42 năm 2020, Nghị quyết 68 năm 2021 và gần đây nhất là Nghị quyết 03 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao động, chủ sử dụng lao động và nhóm dễ tổn thương trong xã hội bớt khó khăn, trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai - hiệu quả không như kỳ vọng! Cùng bàn câu chuyện này với sự tham gia của ông Bùi Sỹ Lợi – Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội để đưa ra những khuyến nghị chính sách để nguồn lực này đạt hiệu quả tối ưu, trong thời gian tới.
Là một chính sách bắt buộc mang tính chất phòng ngừa rủi ro đối với học sinh, sinh viên, khi tham gia BHYT, học sinh, sinh viên sẽ được chăm sóc sức khỏe ngay tại trường học và hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy vậy, một loạt vấn đề vẫn được các bậc cha mẹ học sinh đặt ra hiện nay, đó là : Nếu có các vấn đề sức khỏe, học sinh, sinh viên được bảo hiểm chi trả tối đa bao nhiêu? Mức đóng thế nào, gia đình khó khăn có được hỗ trợ mức đóng không? Y tế trường học sẽ tham gia chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên như thế nào? Bà Khương Thị Kiều Oanh, Trưởng phòng Quản lý thu và phát triển đối tượng tự đóng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phân tích rõ hơn vấn đề này.
Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại 5 nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Từ thực tế đó, các chính sách, pháp luật đều dành những quy định riêng, có tính đặc thù giúp đồng bào dân tộc miền núi khắc phục được những khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đối tượng này khá nhiều, đa dạng và được nhiều lần sửa đổi song qua tổ chức thực hiện vẫn còn những bất cập.
Đang phát
Live