Các Bộ trưởng Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) vừa tiến hành họp đặc biệt tại Lúc-xăm-bua để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang bủa vây châu Âu. Các nước thành viên EU đã đưa ra những đề xuất khác nhau liên quan đến cải cách thị trường năng lượng, điển hình như đề xuất tách bạch thị trường điện khỏi thị trường khí đốt của Pháp. Tuy nhiên, phiên họp một lần nữa cho thấy tình trạng mỗi nước sử dụng nguồn cung năng lượng khác nhau khiến việc đi tới giải pháp thống nhất của EU là rất khó khăn. BTV Thúy Ngọc trao đổi với nhà báo Đỗ Sinh, Thông tấn xã Việt Nam vấn đề này
Mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nhiên liệu vào mùa Đông đang gõ cửa từng gia đình tại châu Âu khi giá năng lượng tăng đột biến. Tình hình ngày càng nghiêm trọng đang khiến giới chức châu Âu “lo sốt vó”, thậm chí còn nảy sinh nhiều bất đồng và chia rẽ trong việc tìm giải pháp xử lý vấn đề này.
Tại hội nghị thượng đỉnh giữa EU và các quốc gia Tây Balkan vừa diễn ra tại Slovania, phía Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết hỗ trợ 30 tỷ Euro cho các quốc gia Tây Balkan. Khoản kinh phí này sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng mới trong khu vực để kích thích phát triển kinh tế. Động thái này được cho là hành động mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ cả EU đối với khu vực Tây Balkan khi khu vực này là “cửa ngõ” giúp Bruxelles củng cố vị thế với bên ngoài. Mặc dù vậy, cho tới nay, việc kết nạp các quốc gia Tây Balkan vào Liên minh châu Âu vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Xây dựng quy hoạch năng lượng có ý nghĩa quan trọng với ngành năng lượng Việt Nam trong tương lai. Để làm được điều này, công tác dự báo, thu thập dữ liệu thông tin là rất cần thiết cho phép các nhà hoạch định chính sách tiếp cận được với những nguồn dữ liệu đồ sộ của ngành năng lượng, giúp công tác điều hành được thực hiện dễ dàng thuận lợi, đồng thời có thể đưa ra được những quyết sách hợp lý và hiệu quả. Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU (EVEF), Liên minh châu Âu (EU) và CHLB Đức hỗ trợ Bộ Công thương Bộ Công Thương những bước đầu tiên trong việc thành lập hệ thống thông tin năng lượng Việt Nam.
Lãnh đạo 27 nước Liên minh châu Âu ngày 5/10 họp thượng đỉnh bàn mối quan hệ của Liên minh châu Âu với Trung Quốc. Đây là cuộc họp đầu tiên của Liên minh châu Âu về vấn đề này, kể từ khi châu Âu cùng với một số quốc gia như Mỹ, Canada, Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Tân Cương. Thời điểm đó, Trung Quốc cũng lập tức đáp trả với mức độ gấp đôi. Việc đáp trả lẫn nhau giữa EU và Trung Quốc cho thấy EU ở trong tình thế không dễ dàng khi xác định chiến lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhất là khi phải cân nhắc tới lập trường của đồng minh Mỹ. Một số quan chức châu Âu từng nói, “EU tìm cách để không đối đầu với Trung Quốc, nhưng cũng không thể coi Trung Quốc là một đối tác bình thường”. Vậy quan điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược của EU trong quan hệ với Trung Quốc?
Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã “bật đèn xanh” cho phép tiêm mũi vắc-xin thứ 3 trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu vẫn có chính sách khác nhau trong vấn đề này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, bắt đầu tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76.- Ngày đầu Hà Nội nới lỏng giãn cách và cho phép mở lại một số loại hình kinh doanh, dịch vụ, lượng người và phương tiên đổ ra đường khá đông, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát.- Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hoàn thành toàn bộ tài liệu và công tác chuẩn bị để Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ xem xét phê chuẩn cấp phép cho hãng khai thác các chuyến bay thẳng thường lệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.- Liên minh châu Âu hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia.- Ngày Quốc tế hòa bình: Chủ đề của năm nay là phục hồi tốt hơn vì một thế giới bình đẳng và bền vững.
“Ngày Chủ nhật không ô tô” được nhiều quốc gia châu Âu hưởng ứng tích cực cuối tuần qua nhằm khuyến khích người dân phát huy thói quen sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng để giảm tác động đến môi trường. Xu hướng “Giao thông sạch” cũng là một chiến lược phát triển bền vững của giao thông trong tương lai ở nhiều quốc gia châu Âu.
Hy Lạp đã chào đón hơn hai triệu du khách đến du lịch chỉ trong tháng 7 và tháng 8 năm 2021 trong tổng số hơn 6 triệu lượt du khách trong năm 2021 – dẫn đầu các quốc gia châu Âu có tỷ lệ du khách tới thăm trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Đây cũng là dấu mốc thành công trong ngành du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng của nước này bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 7, đưa ra 6 nội dung chính cần ưu tiên hợp tác trong thời gian tới.- Nghị viện châu Âu sẽ hối thúc Nghị viện các nước thành viên còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu EU. Lãnh đạo Nghị viện châu Âu khẳng định như vậy trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.- Hơn 71 nghìn 500 tàu thuyền hoạt động trên biển đã được thông báo diễn biến, hướng đi của bão số 5 để chủ động tìm nơi tránh trú.- Các y bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương lập kỳ tích khi nuôi sống bé sinh non nặng 400gram – nhỏ nhất Việt Nam.- Các nước phản ứng thận trọng trước việc Taliban công bố thành phần Chính phủ lâm thời tại Afganistan.- Bang Niu Xao Uên của Australia công bố lộ trình gỡ bỏ phong tỏa, trong khi số ca mắc Covid-19 ở bang này tiếp tục gia tăng với hơn 1.400 ca mới mỗi ngày.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)