Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Hội Hữu nghị Áo – Việt Nam cùng một số bạn bè Áo và gặp gỡ kiều bào Việt Nam tại Áo và châu Âu.- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh cho 167 công nhân lao động tiêu biểu, làm lợi cho đơn vị, doanh nghiệp hơn 2.780 tỷ đồng.- Bộ Tài chính đề xuất việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình, chùa đã được xếp hạng trên phạm vi toàn quốc.- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cảnh báo lừa đảo trong tuyển dụng lao động sang làm việc tại Hy Lạp.- Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo đạt được số phiếu áp đảo trong bầu cử Quốc hội khóa 7 của nước này.- Một tòa nhà trung tâm thương mại ở Thủ đô Mát-xcơ-va, Nga bị tấn công bằng máy bay không người lái.
Với việc không đảng nào giành được đa số tuyệt đối trong Quốc hội, Tây Ban Nha đang có nguy cơ rơi vào bế tắc chính trị sau cuộc bầu cử bất phân thắng bại ngày hôm qua. Các chính phủ trên khắp châu Âu đang theo dõi sát diễn biến bầu cử tại Tây Ban Nha. Sau Thuỵ Điển, Phần Lan và Italia, sự trỗi dậy của các đảng cực hữu tại nước này được dự báo sẽ có tác động đến các chính sách của Liên minh châu Âu trong tương lai.
Trong 2 ngày 17-18/7, hơn 50 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU), Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) cùng nhau tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên sau 8 năm gián đoạn tại thủ đô Brussels của Bỉ. Sự kiện được đánh giá là cơ hội tạo động lực cho các bên khởi động lại tiến trình hợp tác mới dựa trên các nền tảng giá trị chung.
Châu Âu tiếp tục ghi nhận đợt nóng kỷ lúc kéo dài từ nhiều ngày qua. Nhiệt độ đã lên đến trên 40 °C ở nhiều nơi tại Ý và Hy Lạp. Theo dự báo, đợt nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến ít nhất là cuối tuần tới.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu đang diễn ra tại Brussels (Brúc-xen), Bỉ, lãnh đạo của 27 nước thành viên tập trung thảo luận nhiều vấn đề cấp bách của khu vực, từ chính sách quốc phòng chung, xử lý các mối quan hệ đối ngoại tới quản lý dòng người di cư… Nhưng giống như nhiều hội nghị của khối gần đây, cuộc khủng hoảng Ucraina tiếp tục là vấn đề chi phối chương trình nghị sự của hội nghị, trong đó có việc kết nạp thành viên mới là Ucraina và các quốc gia Tây Ban-căng. Nhưng một nội dung khác cũng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế đó là cách tiếp cận của Liên minh châu Âu trong mối quan hệ với Trung Quốc. Từ cách đây vài năm, khi cuộc cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung ngày càng gay gắt, châu Âu từng cố gắng xây dựng lập trường chung trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng đến thời điểm này, những nỗ lực của châu Âu được cho là chưa mang lại kết quả rõ ràng do châu lục quá tập trung vào xử lý các vấn đề phát sinh do cuộc khủng hoảng Ucraina.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đang có chuyến thăm Đức và Pháp. Chuyến thăm kéo dài gần một tuần này là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Lý Cường kể từ khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Trung Quốc tháng 3 vừa qua. Việc Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chọn Đức và Pháp, hai nước hàng đầu của châu Âu, là điểm dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức cho thấy, Trung Quốc đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ với châu Âu. Chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường diễn ra sau một số chuyến công du cấp cao đến Trung Quốc mới đây của các nhà lãnh đạo châu Âu như Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức hay Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Vậy Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường mang tới thông điệp gì trong chuyến thăm châu Âu lần này? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu và phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.
Trong hai ngày 10 và 11/06, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp, từ sáng kiến của Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam, một cuộc hội thảo quốc tế lớn cùng triển lãm ảnh về biển đảo Việt Nam đã được tổ chức, truyền đi thông điệp về nỗ lực bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Việt Nam đến bạn bè châu Âu.
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 36 và kết luận số 12 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu với chủ đề: “Thời đại 4.0 - Phụ nữ giữ gìn giá trị Việt và hội nhập ở nước ngoài” sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Nhà Quốc hội Hungary vào sáng ngày 3/6 (theo giờ địa phương).
27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua luật mới nhằm góp phần giảm bớt tình trạng phá rừng trên toàn cầu. Theo đó, dự luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh một loạt các mặt hàng như: dầu cọ, thịt gia súc, gỗ, cà phê, cacao, cao su, đậu nành..., các sản phẩm phái sinh như chocolate, giấy in. Đây được đánh giá là bước đột phá đầy tham vọng của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học khu vực và toàn cầu. PV Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại khu vực châu Âu sẽ thông tin rõ hơn về bước đi này của EU.
Sau Đức, Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky hôm qua (14/5) đã tới Pháp. Đây là điểm dừng chân thứ 3 trong chuyến thăm một số nước đồng minh chủ chốt ở châu Âu của ông Zelensky, vốn được nhận định là 1 vốn 4 lời, khi vừa mang lại cho Ukraine sự ủng hộ về vũ khí vừa có được sự đảm bảo về con đường gia nhập Liên minh châu Âu.
Đang phát
Live