VOV1 - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, phát triển bền vững không chỉ là lựa chọn mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với Việt nam, quốc gia đã cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước Ireland.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.- Căng thẳng Trung Đông leo thang, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành cuộc họp khẩn hôm nay.- Tân Tổng thư ký NATO Mác Rút có bài phát biểu đầu tiên, khẳng định duy trì các cam kết của liên minh với Ukraina.
Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3. Xác định là tập đoàn kinh tế năng lượng trụ cột của đất nước, Tập đoàn dấu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi xanh. Trong đó, cùng với giảm phát thải trực tiếp, Petrovietnam đang tăng cường các giải pháp tạo tín chỉ carbon nhằm bù đắp phần phát thải. CTV Thuỳ Dung tổng hợp thông tin:
Nhật Bản hiện đứng thứ ba trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 8 năm 2023, Nhật Bản đang đầu tư vào 5.168 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 71 tỷ USD. Kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản là hết sức ý nghĩa đối với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của Việt Nam. Đó là những thông tin được đưa ra tại toạ đàm "Việt Nam-Nhật Bản hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh" do Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hôm nay (12/09/2023) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho ông Nguyễn Hồng Nam, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa 15.- Khởi công 2 tuyến giao thông, hoàn thiện hệ thống kết nối cảng hàng không quốc tế sân bay Long Thành.- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan bế mạc, thông qua nhiều văn kiện quan trọng, trong đó khẳng định cam kết và củng cố ASEAN như một tổ chức vững mạnh để giải quyết những thách thức gia tăng, đảm bảo lợi ích cho người dân khu vực.- Hàn Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với 4 cá nhân và 3 thực thể Triều Tiên.
Chiến lược phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) - cần phải được ban hành bởi đã quá chậm là khuyến nghị của cả cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp. Bởi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án nguồn và lưới điện, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn này. “Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII” - bài của PV Nguyên Long đề cập.
Giải pháp để tăng cường việc xuất hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.- Tiết kiệm năng lượng gắn với phát triển năng lượng tái tạo - Giải pháp của ngành Công Thương ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện COP 26.
Tại bản cập nhật mới nhất Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam cam kết về ứng phó với khí hậu (hoàn thành năm 2022) cho thấy, Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải vô điều kiện (tức là sử dụng nguồn lực của Chính phủ) từ 9% lên 15,8% vào năm 2030 so với kịch bản trước đó đã cam kết vào năm 2020; và khi có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế (đóng góp có điều kiện) thì mức giảm phát thải có thể lên tới 43,5% (thay vì 27% đã cam kết 2020. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong hiện thực hoá mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050 của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực của ngành Công Thương. Đây là khẳng định của các bên liên quan tại Hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tổ chức sáng nay (09/02/2023).
Lễ trao giải các Giải thưởng quốc gia về tiết kiệm năng lượng, bao gồm: Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2021; Giải thưởng Hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2021 vừa được Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức sáng nay (15/12/2021) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. PV Nguyên Long thông tin:
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) vừa diễn ra (từ ngày 31/10 đến 12/11 ở Glasgow - Vương Quốc Anh), các nhà lãnh đạo của Liên minh Nước và Khí hậu đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về hành động tổng hợp bảo vệ nguồn nước. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và các rủi ro liên quan đến nước. Hiện có khoảng 3,6 tỷ người không được tiếp cận với nước trong ít nhất một tháng mỗi năm, và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050. Ở Việt Nam, nước không chỉ phục vụ mục đích sinh hoạt trong đời sống, nuôi trồng trong nông nghiệp và các ngành kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong sản xuất điện, hiện cung cấp khoảng 35 - 40% sản lượng điện cho đất nước. Thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nơi thì phải xả lũ vì mưa bão, nơi thì khô hạn, khan hiếm nước… gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Nhưng tựu chung, Việt Nam là một quốc gia thiếu nước, khan hiếm nước! Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, nguồn điện ở Việt Nam” với sự tham gia của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Đang phát
Live