Đến nay 95% doanh nghiệp tại các khu chế xuất - khu công nghiệp ở TP HCM hoạt động trở lại.- Cảnh báo đợt triều cường mạnh sắp xảy ra ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.- Khai mạc COP 26 tại Vương quốc Anh với tham vọng của nước chủ nhà là "thúc ép" các quốc gia ngay lập tức đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường mạnh hơn cho giai đoạn từ nay đến năm 2030.- Campuchia chính thức mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực.
Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) được cho là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lớn nhất kể từ hội nghị lịch sử COP21 tại Paris năm 2015. Tại hội nghị COP26, nước chủ nhà Anh hy vọng thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới đạt được đồng thuận về một thỏa thuận khí hậu quan trọng và đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc đối với một kế hoạch triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng ta sẽ đến với nội dung này. Vị khách mời của chương trình là Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward. Chúng tôi cũng sẽ kết nối với các phóng viên TT Đài TNVN ở nước ngoài cung cấp đến các bạn những góc nhìn mới nhất về hội nghị COP26 và các nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trong bối cảnh thế giới vẫn phải loay hoay đối phó với tình trạng nóng lên của Trái Đất khi các cam kết về cắt giảm khí thải carbon không được tuân thủ nghiêm túc, nhất là những nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới, hội nghị COP26 diễn ra từ hôm nay đến ngày 12-11 tới được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến quan trọng trong việc đặt ra các mục tiêu về khí thải trên toàn thế giới nhằm làm chậm lại quá trình Trái Đất ấm lên. Tại hội nghị COP26, nước chủ nhà Anh hy vọng thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới đạt được đồng thuận về một thỏa thuận khí hậu quan trọng và một kế hoạch triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vào đầu tuần tới, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới sẽ tới Anh tham dự Hội nghị về Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Là nước chủ nhà của hội nghị, Vương quốc Anh có hàng loạt động thái, từ kêu gọi, vận động đến việc tổ chức các sự kiện, công bố các chiến lược tham vọng nhằm thể hiện nỗ lực đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trong đó, đáng chú ý là bản “chiến lược trung hòa khí thải”, còn được biết đến là chiến lược “Net Zero” đưa khí thải ra khí quyển về 0 vào năm 2050. Đây là kế hoạch đầy tham vọng của Thủ tướng Anh Bô-rít Giôn-xơn. Tuy nhiên để kế hoạch này trở thành hiện thực đòi hỏi một lộ trình cụ thể với nhiều việc phải làm. Nước Anh đã thực hiện mục tiêu này đến đâu?
Làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam - Gareth Ward hôm nay (19/5) về các nội dung liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (COP26), Bộ trưởng Công Thương - ông Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng do Vương quốc Anh khởi xướng nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung năng lượng quốc gia. Đồng thời khẳng định, trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển rất mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió và coi trọng việc sử dụng hiệu quả năng lượng.
Đang phát
Live