Dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp, nhiều ngày liền xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng tại Thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các bộ, ngành, liên quan, lãnh đạo các địa phương đề cao trách nhiệm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất tính mạng và sức khỏe nhân dân.
Mặc dù ở TPHCM đã có một số trường hợp nhiễm Covid-19, nhưng cuộc sống của người dân ở đây vẫn duy trì nhịp sống vốn có, không lo lắng, hoang mang. Người dân TPHCM tin tưởng với những gì mà Chính phủ, chính quyền TP đã làm được từ đầu mùa dịch đến giờ. Phản ánh của phóng viên thường trú tại TPHCM:
- Sáng nay tiếp tục ghi nhận 9 ca bệnh Covid-19 ở Đà Nẵng và Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, không được để vỡ trận, không được chủ quan.- Bài bình luận: “Mỗi người dân phải là một chiến sĩ tiên phong phòng chống dịch bệnh”.- Lần đầu diễn ra Hội nghị trực tuyến "Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững" do Quốc hội Việt Nam đề xuất trong khuôn khổ năm Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) nhiệm kỳ 2019-2020.- Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung bộ cần chủ động ứng phó với mưa lũ và diễn biến phức tạp của Áp thấp nhiệt đới.- Phản ứng sau khi Mỹ rút 12.000 quân khỏi Đức, nước này cho rằng thay vì củng cố Nato, việc rút quân đang làm suy yếu liên minh này.- Hải quân và tàu chiến của Nga bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn tại Biển Đen.
- Tỉnh ủy Quảng Ninh đề xuất thực hiện thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15.- Sau rất nhiều ngày không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, thành tựu của nước ta được thế giới ghi nhận. Nhưng điều đáng lo là người dân trở nên chủ quan, ít quan tâm tới dịch bệnh.- Chương trình và Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững góp phần nâng cao sức cạnh tranh và sức chống chịu cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.- Bệnh viện Bạch Mai tháo gỡ “khổ viện” cho bệnh nhân và người nhà.- Trung Quốc công bố sách trắng về kết quả cuộc chiến chống dịch Covid-19 trong đó khẳng định, tỷ lệ khỏi bệnh ở Trung Quốc đại lục đạt hơn 94%.- Làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc làm chao đảo nước Mỹ tiếp tục lan rộng ra toàn thế giới.- Trong khi đó, hàng nghìn người dân Israel đã xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch sáp nhập một số khu vực ở Bờ Tây của Chính phủ nước này.
Hơn một tháng qua, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới nào trong cộng đồng. Đây là điều đáng mừng cho những nỗ lực của Chính phủ và người dân. Tuy nhiên, khi mà các nước khác trên thế giới, tỉ lệ tử vong do dịch bệnh Covid-19 vẫn tăng cao thì chúng ta không được chủ quan để không xảy ra làn sóng nhiễm bệnh thứ hai, và nhất là khi Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch.
- Việt Nam đưa 300 công dân từ Canada về nước. Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước. Số lượng người trở về phụ thuộc vào năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh.- 16 ngày qua, nước ta không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, xuất hiện thêm 2 ca tái dương tính với virus Sars-Cov-2. Người dân không nên chủ quan.- Dù là ngày nghỉ lễ, cuối tuần, nhưng công tác chăm lo cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh kéo dài được các địa phương triển khai khẩn trương, hiệu quả.- Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tham dự buổi lễ khánh thành một nhà máy phân bón ở tỉnh Sun-chon, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Đây là báo cáo đầu tiên về việc tham gia các hoạt động trước công chúng của Nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ ngày 11/04 vừa qua.- Lỗ thủng tầng ôzôn lớn kỷ lục Bắc Cực đã được “vá”. Tuy nhiên, hiện tượng này không liên quan gì đến việc thế giới phong tỏa vì dịch Covid-19.
Sau 3 tuần thực hiện cách ly, bắt đầu từ ngày 23/4, trừ 2 huyện là Mê Linh và Thường Tín còn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách xã hội, các quận huyện khác ở Hà Nội sẽ áp dụng theo chỉ thị 15. Rất nhiều người dân thủ đô đã bắt đầu ngày đầu tiên của mình bằng việc làm mà họ luôn mong đợi, chờ đón suốt nhiều ngày qua. Đó là những việc gì? Mời quý vị cùng phóng viên Bích Ngọc tìm hiểu qua phóng sự sau:
Với việc 6 ngày qua cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới cho thấy, dịch Covid 19 có dấu hiệu lắng xuống. Trong cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 hôm 20/4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn, cần phải nới lỏng từng bước cấp độ các biện pháp phòng chống dịch, nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không xảy ra tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.- Trên thế giới, nhiều nước dù số ca lây nhiễm vẫn tăng mạnh, nhưng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, bài học từ một số nước sau khi nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch thì số ca nhiễm lại tăng mạnh trở lại là căn cứ để chúng ta phải xem xét để có những bước đi thật cẩn trọng, chắc chắn. Vậy, làm sao có thể khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội mà vẫn kiểm soát tốt dịch Covid 19?
Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, toàn dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Tuy nhiên, chiều 12/4, tại các công viên trên địa bàn TPHCM, vẫn có rất đông người dân đi dạo, tập luyện…Nhiều người còn không mang khẩu trang. Ghi nhận của phóng viên thường trú tại TPHCM:
Mặc dù các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm soát, nhắc nhở, thậm chí là xử phạt, nhưng những ngày gần đây tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, một bộ phận người dân đang có phần chủ quan lơ là trong việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ về việc giãn cách xã hội khi dịch bệnh Covid 19 vẫn còn nhiều diễn biến vô vùng phức tạp. Ghi nhận của PV Sỹ Đức:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live