Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, trên sông Cửa Đại ranh mặn 1‰ xâm nhập cách cửa sông 48km; độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông 45km. Trên sông Hàm Luông ranh mặn 1‰ xâm nhập cách cửa sông 63,7km; độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông 54km. Trên sông Cổ Chiên ranh mặn 1‰ xâm nhập cách cửa sông 68km; độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông 56km Dự đoán ranh mặn sâu nhất mùa khô năm 2024-2025 có khả năng ở mức thấp và ít sâu hơn so với mùa khô 2023-2024, tương đương mùa khô 2022-2023. Mặn xâm nhập sâu nhất xuất hiện vào tháng 02-03/2025.
Hiện nay, các ngành, các cấp và người dân Bến Tre đang khẩn trương ứng phó với mặn xâm nhập để phục vụ sản xuất và nước ngọt sinh hoạt mùa khô.
![](/sites/default/files/styles/large_watermark/public/2025-02/z6306086659360_7072830dab61cb91d49ec004c1c9df24_20250211080150.jpg)
Nhiều công trình thuỷ lợi tại địa phương đã được đầu tư để phòng chống mặn xâm nhập ở khu vực Bắc Bến Tre, Nam Bến Tre; ưu tiên vận hành các công trình thuỷ lợi phục vụ công tác ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo nguồn cấp nước cho các nhà máy tại các khu vực trữ nước như: sông Ba Lai, trục dẫn ngọt Cái Hàng – Sa Kê, trục dẫn ngọt Trung Nhuận - Xẻo Rắn, khai thác tối đa hiệu quả hồ chứa Kênh Lấp. Các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các công trình, đặc biệt là các công trình phực vụ trữ nước, ngăn mặn; có phương án ngăn mặn tại các công trình đang thi công.-Chính quyền địa phương và người dân sẵn sàng phương án xây lắp các công trình tạm (cống tạm, đập tạm) để ngăn mặn, trữ ngọt,...
Các đơn vị cấp nước chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó xâm nhặp mặn; thực hiện đo, kiểm tra độ mặn và có kế hoạch lấy nước phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn, cung cấp số liệu đo mặn cho các địa phương và người dân biết để có kế hoạch trữ, sử dụng nước ngọt hợp lý; xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống RO tại các nhà máy nước.
Do sử dụng nguồn nước mặn để xử lý cung cấp cho người dân nên ở thời điểm này có nhiều nhà máy xử lý nước đã bắt đầu nhiễm mặn. Đối với các nhà máy xử lý nước do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý, độ mặn cao nhất tại các khu vực cấp nước như sau: khu vực Bình Đại, Ba Tri dao động 0,6-2,30/00; khu vực Thạnh Phú dao động 1,2-4,40/00); khu vực Mỏ Cày Nam dao động 4,0-5,00/00; khu vực Giồng Trôm dao động 0,5-4,10/00.
Các nhà máy xử lý nước do công ty Cổ phần Cấp thoát nước quản lý, kết quả độ mặn dao động 0,07-0,490/00. Các nhà máy nước tư nhân, kết quả độ mặn đo được sau xử lý tại một số nhà máy nước dao động 0,11-1,40/00.
Chu Trinh/VOV ĐBSCL
Bình luận